Mục lục

GEG – TÍN HIỆU TÍCH CỰC TỪ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HOSE: GEG) được thành lập vào tháng 06/1989. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng. GEG chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2010. Công ty đã trực tiếp đầu tư và góp vốn đầu tư xây dựng 15 nhà máy thủy điện với tổng công suất hơn 84.5 MW. 

Quy mô và lợi thế cạnh tranh

Trong hệ thống cung cấp nguồn phát điện hiện nay, GEG chiếm một tỷ lệ nhỏ về thị phần phát điện trong phạm vi cả nước. GEG đã trực tiếp đầu tư và góp vốn đầu tư xây dựng 15 nhà máy thủy điện với tổng công suất hơn 84,5 MW, cũng như thực hiện xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường dây, trạm biến áp và các công trình điện khác. 

Nhà Máy Thủy Điện Yaly, Tây Nguyên

Nhà Máy Thủy Điện Yaly, Tây Nguyên

Theo tính toán lý thuyết của Tạp chí năng lượng Việt Nam, tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000 MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Hiện nay, GEG đang chiếm khoảng 0,45% tổng công suất lắp đặt của các dự án đã vận hành trên cả nước.

Các dự án Điện Mặt trời hoạt động của GEC đa phần đều là những dự án đầu tiên đóng điện tại địa bàn có tỷ lệ bức xạ mặt trời tương đối tốt từ 4,6-5,3 kWh/m2 /ngày với số giờ nắng từ 1.700-2.544 giờ/năm. Ước tính, thị phần Điện Mặt trời của GEC tại 5 Tỉnh đang lần lượt là 100% tại Huế, 80% Gia Lai, 50% Long An, 40% Đăk Nông và 20% Bình Thuận và chiếm 6% thị phần điện mặt trời của cả nước.

GEG tăng trưởng vượt trội nhờ các dự án điện gió đi vào hoạt động đúng mùa gió chính.

GEG tăng trưởng vượt trội nhờ các dự án điện gió đi vào hoạt động đúng mùa gió chính.

Luận điểm đầu tư

Các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp của GEG được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi chính sách mới được ban hành. Đây là các dự án đã có trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh và đã ký hợp đồng PPA nhưng chưa kịp đưa vào vận hành ngày 30/10/2021 để hưởng giá FIT 1 với 8,5 Uscent/kWh đối với điện gió trên bờ và 9,8 Uscent/kWh với điện gió ngoài biển và FIT 2 của điện mặt trời với hạn cuối là ngày 31/12/2020. 

Hiện nay, GEG có tới 178 MW điện gió đã hòa lưới nhưng chưa kịp COD đúng hạn và chưa được phát điện, trong đó GEG còn 1 trụ điện gió tại dự án VPL với công suất 4,8 MW. Ngoài ra còn 711.55 MW công suất chưa hòa lưới của các dự án hòa lưới 1 phần dự án và còn hơn 3.300 MW công suất đã ký hợp đồng nhưng chưa xây dựng/bắt đầu triển khai xây dựng do chủ đầu tư xác định sẽ không kịp COD đúng hạn. 

Trong bối cảnh đó, một số chính sách mới có thể là thỏa thuận giá bán như các dự án thủy điện/nhiệt điện hiện tại và căn cứ theo mức IRR khoảng 12%. Quy hoạch điện 8 có thể được phê duyệt theo phiên bản lần 6 và có chút chỉnh sửa. Với kế hoạch phát triển mạnh năng lượng tái tạo của mình, GEG sẽ là cái tên có tiềm năng đáng kể. 

Sau khi tham dự hội nghị về chống biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam có ký cam kết với hành trình “net zero” cho tới năm 2050 nếu được các tổ chức nước ngoài giúp đỡ. Và đây cũng là xu hướng mới để thu hút đầu tư nước ngoài mà Việt Nam rất đang chú trọng.

Theo đó, tới năm 2030, theo kịch bản chuyển đổi năng lượng, Điện gió trên bờ/gần bờ được nâng công suất lên hơn 16.000 MW, gấp 4 lần công suất hiện tại và điện gió ngoài khơi dự kiến có công suất 7.000 MW. Một dự án trên bờ cần phải tốn thời gian ít nhất 02 năm và điện gió ngoài khơi cần ít nhất 04 – 05 năm để hoàn thành do tốn thời gian khảo sát, xin giấy phép đầu tư, xây dựng…..

Để đạt được mục tiêu này thì cần có chính sách cho các dự án điện gió sớm. Điện mặt trời dự kiến hầu như không phát triển thêm cho tới năm 2030 đặc biệt là điện mặt trời áp mái. 

Tới năm 2045: Duy trì nhiệt điện than từ năm 2030, không phát triển mới và có định hướng chuyển đổi sang sử dụng đốt biomass/ammoniac. Trước COP26, các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp (TBKHH) sẽ là một trong những nguồn phát triển mạnh nhất nhưng đến lần này đã giảm tới 44% so với công suất trước đó mà chủ yếu tập trung vào tăng mạnh Điện gió gần bờ/trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời.

Ngoài ra còn phát triển công nghệ lưu trữ điện năng khi lúc này tỷ lệ năng lượng tái tạo đã lên tới 49% nguồn điện với đặc điểm biến thiên mạnh và có thể công nghệ lưu trữ điện đã phát triển với mức giá tốt hơn.

GEG đang tiếp tục đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Trước mắt, GEG đang đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 với tổng công suất 100 MW, giúp tăng công suất điện gió thêm 77% và có thể hoàn thành ngay trong năm 2023 và đem về doanh thu hàng năm khoảng 600 – 620 tỷ đồng. 

Ngoài ra, GEG còn dự án VPL giai đoạn 2 với công suất 30 MW đã chuẩn bị sẵn các thủ tục pháp lý và sẵn sàng triển khai khi có chính sách có các dự án mới. Về Điện mặt trời, hiện công ty cũng còn 1 dự án là Đức Huệ 2 với công suất 49 MWp đã đầy đủ thủ tục pháp lý và sẵn sáng triển khai trong vòng 3 – 4 tháng nếu có chính sách mới. Ngoài ra, công ty có kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư các dự án năng lượng tái tạo khác trong thời gian tới. 

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 sẽ được đưa vào vận hành theo kế hoạch vào cuối năm 2022. Theo Ban lãnh đạo, nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 (100 MW) với tổng mức đầu tư trước VAT là 4,500 tỷ VNĐ sẽ được khởi công trong Quý 2/2022 và hoạt động trong Quý 4/2022. Đây là dự án chuyển tiếp sau khi lỡ hạn cuối hoà lưới điện quốc gia để hưởng giá FIT vào ngày 30/11/2021.

Tân Phú Đông 1 cũng được GEG tiến hành lắp đường dây và trạm biến áp như nhà máy cùng cụm là Tân Phú Đông 2 để sẵn sàng đưa vào khai thác. Do đó, Ban lãnh đạo kì vọng dự án này sẽ được tham gia đấu giá trực tiếp với EVN để xác định giá bán với kì hạn đấu giá 5 năm/lần. 

Theo ước lượng từ GEG, với giá bán điện mới giảm 10-15% so với giá FIT hiện nay thì dự án sẽ đạt mức IRR từ 10-12% và mức IRR cho cụm dự án Tân Phú Đông sẽ đạt khoảng 13-14%. Nhờ vào các thông tin dần rõ ràng, GEG cho biết ngân hàng VCB đã đồng ý thu xếp vốn cho dự án với tỷ lệ tài trợ vốn vay từ 70-73% trên tổng giá trị toàn dự án. 

Ngoài ra, GEG còn sở hữu dự án khác đang chờ được thu xếp vốn và chờ cơ chế giá bán điện mới là điện gió VPL Bến Tre 2 (30MW). Ngoài ra, dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 tại tỉnh Long An của GEG đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. GEG vẫn đang lên kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới 

Trong Quý 4/2021, GEG đã thực hiện mua 25% cổ phần của Thuỷ điện Trường Phú, công ty cho biết có kế hoạch thâu tóm Thuỷ điện Trường Phú trong tương lai khi chủ đầu tư đưa ra mức giá bán phù hợp với mong muốn của GEG. Bên cạnh đó, GEG cũng nhận thấy các dự án điện sinh khối, điện rác vẫn là một tiềm năng do số lượng nhà máy ít và vẫn còn cơ chế giá FIT và có mong muốn sẽ mở rộng sang mảng này trong tương lai gần khi có cơ hội. 

Chi tiết một số dự án mới của GEG

Chi tiết một số dự án mới của GEG

Rủi ro đầu tư

Rủi ro các nhà máy bị cắt giảm công suất.

Rủi ro các nhà máy bị cắt giảm công suất.

Rủi ro các nhà máy bị cắt giảm công suất. Sự tăng trưởng quá nhanh của các nguồn điện tái tạo đã gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung điện, khiến cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió đứng trước nguy cơ bị cắt giảm công suất.

Rủi ro các dự án điện gió bị chậm tiến độ. Thời gian còn lại để hoàn thành dự án trước thời hạn ưu đãi là không còn nhiều. Nếu GEG gặp rủi ro trong việc thi công dẫn đến chậm tiến độ có thể khiến cho giá bán điện của các dự án giảm khoảng 15% và ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Rủi ro biến động lãi suất: Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của GEG hiện tại đang khá cao (49%) và GEG sẽ phải tiếp tục huy động một lượng lớn vốn vay để thực hiện các dự án điện gió. Lãi suất các khoản vay của GEG phần lớn là lãi suất thả nổi nên tình hình tài chính của công ty có thể chịu ảnh hưởng lớn nếu mặt bằng lãi suất tăng lên trong các năm tới.

Happy trading !

Tham khảo thêm bài viết về cổ phiếu REE tại đây.

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed