Mục lục

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)

Bài toán tài chính cá nhân: Kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)

Trong phần 2 của chuỗi bài viết về kế hoạch nghỉ hưu, GreenChart sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu việc làm cách nào để có được một kế hoạch nghỉ hưu hoàn toàn tự do về mặt tài chính, thông qua việc phân bổ các khoản tiết kiệm và đầu tư một cách hợp lý.

Các giả định khi nghỉ hưu

Trong bài viết trước, chúng ta đã dừng lại khi để ngỏ rất nhiều những câu hỏi và băn khoăn trong việc làm cách nào để có được một kế hoạch nghỉ hưu hợp lý. Các tính toán đã lược bớt đi khá nhiều yếu tố để đưa ra con số cụ thể và dĩ nhiên các ước tính của chúng ta vẫn đang ở mức khá dễ hiểu. Bây giờ, dựa vào những kiến thức đã tiếp thu được ở các bài học trước đây, chúng ta sẽ tính toán cách tạo ra số tiền hơn 29 tỷ đồng phục vụ cho 20 năm sau khi nghỉ hưu.

Trước khi nghỉ hưu, chúng ta sẽ làm việc và kiếm được những dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, với một phần không nhỏ các độc giả của Green chart, chúng ta sẽ hiểu rằng, đôi khi, chỉ khoản tiết kiệm từ mức lương nhận được hàng tháng sẽ không đủ cho chúng ta tiết kiệm được 33.6 tỷ đồng. Do đó, chúng ta cần hướng tới các khoản đầu tư để tận dụng sức mạnh của lãi kép. Chúng ta hãy giả sử, một người sẽ sở hữu những khoản đầu tư vào các tài sản sau:

  • 50% giá trị ròng được đầu tư vào bất động sản
  • 10% giá trị ròng nằm trong khoản tiền gửi tiết kiệm
  • 10% giá trị ròng là vàng
  • 15% giá trị ròng là cổ phiếu
  • 15% giá trị ròng là tiền mặt

Giờ đây, mỗi tài sản này tăng trưởng với một tốc độ cụ thể, rõ ràng tốc độ tăng trưởng là khác nhau đối với các tài sản khác nhau. Câu hỏi đặt ra là: mức tăng trưởng chung cho toàn bộ danh mục tài sản này là bao nhiêu?

Để trả lời điều này, chúng ta cần ước tính tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​cho từng tài sản. Bạn có tham khảo về từng kênh đầu tư và tỷ suất sinh lời trong thực tế tại đây.

Kỳ vọng tăng trưởng (CAGR) dài hạn (10 năm) từ các tài sản đó dự kiến như sau:

  • Bất động sản: 8-10%
  • Tiền gửi tiết kiệm: 6-7%
  • Vàng: 8-9%
  • Cổ phiếu: 10-11%
  • Tiền mặt: 0% (trên thực tế, tiền mặt sẽ giảm đi nếu tính đến lạm phát)

Chúng ta hoàn toàn có thể ước tính kỳ vọng tăng trưởng của các loại tài sản trên tùy theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng, tôi sẽ đưa ra những mức tăng trưởng như trên.

Như vậy ta có tăng trưởng tổng thể kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là:

= (50% x 10%) + (10% x 7%) + (10% x 9%) + (15% x 11%) + (15% x 0)

= 8,25%

Vì vậy, như bạn có thể thấy, danh mục đầu tư kết hợp (đa dạng) với nhiều tài sản, tạo ra lợi nhuận tổng thể là 8,25%. Tất nhiên, sự thay đổi trong tỷ trọng phân bổ tài sản có tác động đến tăng trưởng danh mục đầu tư.

Cách thiết lập kế hoạch nghỉ hưu

Nhắc lại một chút về kế hoạch mà tôi đã gợi ý trong bài viết trước. Chúng ta cần có 29 tỷ đồng để có quãng thời gian sau nghỉ hưu một cách thoải mái – với 20 triệu đồng phục vụ cho chi tiêu mỗi tháng.

Bước tiếp theo mà chúng ta cần làm chính là xây dựng một kế hoạch trong 25 năm để hiện thực hóa giấc mơ đó, lưu ý, chúng ta sẽ tính toán dựa trên đơn vị tháng, vì vậy 25 năm tương ứng với 300 tháng.

Tôi sẽ giả định rằng chúng ta đầu tư vào một quỹ đầu tư để hướng tới số tiền đủ cho thời kỳ nghỉ hưu. Và một số giả định kèm theo mà chúng tôi đưa ra là:

  • Chúng ta có một công việc ổn định và nhận lương hàng tháng.
  • Chúng ta sẽ không bị mất việc hay thất nghiệp trong suốt 25 năm.
  • Phương tiện tiết kiệm chính của chúng ta chính là đầu tư vào quỹ đầu tư đó.
  • Chúng ta sẽ được tăng lương hàng năm, bình quân khoảng 10%.
  • Sau mỗi năm, chúng ta sẽ tăng đầu tư vào quỹ đầu tư đó thêm 10%.
  • Quá trình tăng đầu tư diễn ra đều đặn vào tháng 1 hàng năm.
  • Mỗi năm quỹ đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận bình quân là 11%.

Nhiều người sẽ phân vân khi chúng tôi đưa ra giả định này, nhất là các yếu tố về tăng lương và công việc. Tuy nhiên đây chính là những giả định cơ bản nhất và giúp bạn tính toán được thuận lợi kế hoạch tiết kiệm của mình.

Vậy làm thế nào để những giả định này chuyển thành hành động? Hãy nhìn xuống bảng biểu dưới đây:

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Trích 5,000,000 mỗi tháng trong 1 năm đầu và không đả động gì tới nó

Bây giờ là tháng thứ nhất và chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện khoản đầu tư đầu tiên vào quỹ với giá trị 5.000.000 đồng. Và chúng ta sẽ không đụng tới nó cho tới tận khi nghỉ hưu tương ứng 25 năm hay 300 tháng kể từ bây giờ

Tháng thứ 2 cũng tương tự khi chúng ta thực hiện khoản đầu tư 5.000.000 đồng vào đầu tháng và không đụng tới nó trong 299 tháng tới và cứ như thế.

Ở giả định 6, chúng ta đã giả định tăng tỷ lệ tiết kiệm lên 10% vào mỗi tháng 1 hàng năm. Điều này có nghĩa là, nếu bắt đầu với 5.000.000 đồng – cho năm 1, thì năm thứ 2 chúng ta sẽ tăng con số này lên 10%, do đó trong năm thứ 2, chúng ta sẽ đầu tư 5.500.000 đồng mỗi tháng.

Và bảng thống kê sẽ trông như thế này:

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Chúng ta đã giả định tăng tỷ lệ tiết kiệm lên 10% vào mỗi tháng 1 hàng năm

Việc tính tháng trong bảng biểu này của tương tự khi khoản đầu tư 5.500.000 đồng vào tháng 1 năm thứ 2 sẽ còn 288 tháng nữa để tăng trưởng gộp.

Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta thực hiện những khoản đầu tư này? Vâng, theo giả định, mỗi khoản đầu tư hàng tháng mà chúng ta thực hiện, đều tăng trưởng với tốc độ CAGR 11% (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm), trong các tháng tương ứng.

Ví dụ: khoản đầu tư đầu tiên mà chúng tôi thực hiện, tức là 5.000.000 đồng – sẽ tăng với tốc độ 11%/năm, trong 300 tháng. Vậy giá trị của khoản đầu tư này vào cuối 300 tháng là bao nhiêu?

Bây giờ, áp dụng khái niệm giá trị tương lai của tiền và chúng ta sẽ nhận được câu trả lời. Giá trị tương lai của công thức tiền là:

Giá trị tương lai = P * (1 + R) ^ (n)

Ở đâu,

Tiền gốc ( P ) = 5.000.000

Tốc độ tăng trưởng ( R ) = 11%/năm

Thời gian ( n ) = 300 tháng. Tuy nhiên, công thức này xem xét thời gian tính bằng năm. Do đó, chúng ta cần chuyển lãi suất theo tháng, tức là

= 5000 * (1 + 11%) ^ (300/12)

= 67.927.319 (đồng)

Đối với tháng thứ hai cũng như vậy:

= 5000 * (1 + 11%) ^ (299/12)

67.339.139 (đồng)

Chúng ta tiếp tục có một bảng tính toán như sau:

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Với tốc độ 11%/năm, trong 300 tháng. Vậy giá trị của khoản đầu tư này vào cuối 300 tháng là bao nhiêu?

Việc còn lại của chúng ta là tính tổng tất cả các giá trị tương lai xem nó có đáp ứng được khoản tiền nghỉ hưu 29 tỷ đồng của chúng ta hay không? Và đoán thử xem với 5 triệu đồng và tỷ lệ tăng trưởng 11% hàng năm, liệu chúng ta có thể tận hưởng thời gian nghỉ hưu với 20 triệu chi tiêu mỗi tháng không? Câu trả lời là Không, chúng ta mới chỉ có khoảng 17,5 tỷ đồng.

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Với 5 triệu đồng và tỷ lệ tăng trưởng 11% hàng năm, liệu chúng ta có thể tận hưởng thời gian nghỉ hưu với 20 triệu chi tiêu mỗi tháng không?

Vậy chúng ta nên làm gì? Làm cách nào để đảm bảo mục tiêu tiết kiệm đủ số tiền để tận hưởng kỳ nghỉ hưu. Chúng ta có thể thay đổi 3 thứ:

  • Chúng ta sẽ tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài hơn, chẳng hạn như 30 hoặc 35 năm. Tuy nhiên, điều này có thể không khả thi vì chúng ta khó có thể có nguồn thu nhập bền vững trong nhiều năm như vậy.
  • Tăng tỷ lệ sinh lời, có thể từ 11% lên 15-20%, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với mức rủi ro cao hơn. Bạn sẽ cần học hỏi nhiều hơn để có thể tự đầu tư cho mình với mức sinh lời như trên. Tham khảo các khóa học về đầu tư và giao dịch của chúng tôi tại đây.
  • Tăng số tiền tiết kiệm, điều này có nghĩa là đánh đổi một cuộc sống thanh đạm ngày hôm nay để có một cuộc sống thoải mái và độc lập về tài chính vào ngày mai. Đây là một lựa chọn có vẻ khả thi nhất.

Do đó, thay vì tiết kiệm 5.000.000 đồng mỗi tháng, chúng ta hãy tăng con số này lên tới 10.000.000 đồng mỗi tháng. Và đây là kết quả mà chúng ta nhận được

Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)
Bài toán tài chính cá nhân: Kế hoạch nghỉ hưu (Phần 2)

Thay vì tiết kiệm 5.000.000 đồng mỗi tháng, chúng ta hãy tăng con số này lên tới 10.000.000 đồng mỗi tháng. Khi đó chúng ta sẽ tự do tài chính!

Như vậy, chúng ta đều thấy rằng nếu bắt đầu với mức 10.000.000 đồng mỗi tháng thì chúng ta sẽ có khoảng 35 tỷ đồng, hoàn toàn đủ cho việc tiêu dùng 20 triệu 1 tháng sau khi nghỉ hưu và thậm chí có dư một số tiền dành cho con cái.

Nghiêm túc để tiết kiệm và nghỉ hưu

Tiết kiệm 10.000.000 – một tháng, đây cũng là số tiền ban đầu nghe có vẻ điên rồ đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu sự nghiệp của họ. Rốt cuộc, liệu có hơi quá đáng khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình, vừa mới có một chút thu nhập ổn ổn định và dự kiến ​​sẽ dành phần lớn số tiền đó để nghỉ hưu, thay vì hưởng thụ tuổi trẻ?

Chúng tôi sẽ đưa ra một giả định ở đây; nếu bạn đang bắt đầu sự nghiệp của mình bây giờ, thì có lẽ bạn đã 24 hoặc 25 tuổi. Điều này có nghĩa là bạn có một chặng đường dài trước khi nghỉ hưu. Ngay cả khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 60, bạn vẫn có 35 năm để làm việc

Và rõ ràng là, bạn có 10 năm để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và từng bước đạt được các thành tựu trong cuộc sống. Sau 10 năm bắt đầu công việc, chắc chắn nếu bạn đủ cố gắng và nỗ lực, bạn sẽ có được một mức thu nhập đủ để chúng ta thực hiện việc tiết kiệm như trên.

Trên đây chỉ là một cách đơn giản để lập kế hoạch nghỉ hưu, và rõ ràng việc tiết kiệm này đòi hỏi nhiều nỗ lực và kỷ luật hơn việc lập một bảng bảng excel. Nó cần sự quyết tâm và lộ trình rõ ràng của bạn, và chúng tôi luôn ở bên cạnh để giúp bạn thực hiện điều đó, với thị trường chứng khoán đầy tiềm năng và cơ hội.

Happy Trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed