Mục lục

Option Greeks: Theta

Ở phần tiếp theo của chuỗi bài viết về Option Greeks: DeltaGamma, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về khái niệm tiếp theo của bộ 4 chữ cái Hy Lạp – Theta.

Option Greeks (Phần 3) - Theta

Option Greeks (Phần 3) – Theta

Thời gian là tiền bạc

Giả sử giá NIFTY giao ngay là 8500, bạn mua một quyền chọn mua

 ở giá 8700, với thời gian đáo hạn trong vòng 1 tháng. Vậy câu hỏi đặt ra là cho đến khi đáo hạn, quyền chọn bạn đang nắm giữ là ITM, ATM hay OTM? Tất nhiên, bạn sẽ luôn muốn quyền chọn mình đang nắm giữ là ITM. Chúng ta sẽ cần đánh giá khả năng giá giao ngay tăng từ 8500 lên vượt quá mức 8700 (tăng 200 điểm) trong vòng 30 ngày tới là cao hay thấp, dựa trên một số giả định:

  • Cơ hội để giá giao ngay tăng 200 điểm trong 30 ngày tới là khá cao, vì khoảng thời gian còn đủ dài.
  • Cơ hội để giá giao ngay tăng 200 điểm trong 15 ngày nữa cũng tương đối cao.
  • Nhưng nếu chỉ còn 5 ngày nữa đáo hạn, để tăng được 200 điểm sẽ khá khó.

Rõ ràng nếu càng có nhiều thời gian thì cho đến khi đáo hạn, khả năng quyền chọn của người mua quyền chọn mua là ITM rất cao. Đối với người bán quyền chọn mua, họ sẽ thu được mức phí bán quyền chọn cố định, và rủi ro không giới hạn nếu giá giao ngay tăng lên. Do đó, rủi ro của người bán sẽ tăng lên nếu thời hạn của quyền chọn càng dài. Do vậy, để bù đắp cho phần rủi ro đó, người bán sẽ thu một mức phí cao hơn với các quyền chọn có thời hạn dài so với các quyền chọn có thời hạn ngắn.

Tuy nhiên, chỉ xét về thời gian thì chưa đánh giá được hết sự tác động đến phí quyền chọn. Chúng ta sẽ xem xét thêm về giá trị nội tại của quyền chọn để hiểu hơn về các yếu tố tác động đến phí quyền chọn.

Phí quyền chọn = Giá trị thời gian + Giá trị nội tại

Giá trị nội tại ở đây được hiểu là số tiền bạn nhận được nếu bạn thực hiện quyền vào hôm nay.

Quay trở lại với ví dụ:

Giả sử giá giao ngay của NIFTY đang là 8423.

  1. Quyền chọn giá 8350 (quyền chọn mua)
  2. Quyền chọn giá 8450 (quyền chọn mua)
  3. Quyền chọn giá 8400 (quyền chọn bán)
  4. Quyền chọn giá 8450 (quyền chọn bán)

Chúng ta biết rằng, giá trị nội tại luôn lớn hơn hoặc bằng 0. Đối với quyền chọn Mua thì Giá nội tại = Giá giao ngay – Giá thực hiện quyền chọn; đối với quyền chọn Bán thì Giá nội tại = Giá thực hiện quyền chọn – Giá giao ngay.

Do đó, Giá trị nội tại của quyền chọn (1) = 8423 – 8350 = +73

Giá trị nội tại của (2) = 8423 – 8450 = (-) và bằng 0 (có nghĩa là không thực hiện quyền chọn mua)

Giá trị nội tại của (3) = 8400 – 8423 = (-) và bằng 0 (có nghĩa là không thực hiện quyền chọn bán)

Giá trị nội tại của (4) = 8450 – 8423 = +27

Xét tiếp ví dụ:

Option Greeks: Theta
Option Greeks – Theta

Tại thời điểm ngày hôm nay, Giá trị nội tại = 8531-8600 = (-) và bằng 0, mà Phí quyền chọn (99,4) = Giá trị nội tại (0) + Giá trị thời gian, do đó Giá trị thời gian ở đây bằng 99,4. Có nghĩa là người ta sẵn sàng bỏ ra mức phí 99,4 để trả cho quyền chọn có giá trị nội tại bằng 0, bởi nó có giá trị thời gian.

  • Giá giao ngay = 8531.
  • Giá quyền chọn = 8600 (quyền chọn mua).
  • Phí quyền chọn = 99,4.
  • Hôm nay là 01/03/2022.
  • Ngày hết hạn quyền chọn là 31/03/2022.

Tại thời điểm ngày hôm nay, Giá trị nội tại = 8531-8600 = (-) và bằng 0, mà Phí quyền chọn (99,4) = Giá trị nội tại (0) + Giá trị thời gian, do đó Giá trị thời gian ở đây bằng 99,4. Có nghĩa là người ta sẵn sàng bỏ ra mức phí 99,4 để trả cho quyền chọn có giá trị nội tại bằng 0, bởi nó có giá trị thời gian. Hãy nhớ rằng “Thời gian là tiền bạc”.

Sang ngày 02/03/2022,

Option Greeks: Theta
Option Greeks – Theta

Tại ngày 02/03/2022, phí quyền chọn chính bằng  giá trị thời gian và bằng 87,9 (do giá trị nội tại tiếp tục bằng 0).

Có thể thấy, giá giao ngay tăng nhẹ từ 8531 (01/03/2022) lên 8538 (02/03/2022), tuy nhiên phần phí quyền chọn giảm từ 99,4 xuống còn 87,9. Tại ngày 01/03/2022, giá trị nội tại = 8531- 8600 = (-) và bằng 0, có nghĩa là không có giá trị nội tại, lúc này phí quyền chọn chính bằng giá trị thời gian và bằng 99,4. Tại ngày 02/03/2022, tương tư như vậy, phí quyền chọn chính bằng  giá trị thời gian và bằng 87,9 (do giá trị nội tại tiếp tục bằng 0). Bạn thấy rằng, qua ngày hôm sau, phí quyền chọn giảm là do sự thay đổi về thời gian và sự biến động. Đối với sự biến động chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương tiếp theo.

Ý nghĩa của Theta

Quyền chọn mua và quyền chọn bán đều sẽ mất giá trị nếu thời gian trôi đi. Và để đo lường giá trị bị mất đi khi thời gian trôi qua, người ta sử dụng đại lượng Theta. Người mua quyền chọn sẽ có Theta âm, có nghĩa là cứ mỗi ngày trôi qua thì người mua quyền chọn sẽ mất tiền. Đối với người bán quyền chọn, Theta sẽ có giá trị dương, tức là cứ mỗi ngày trôi qua thì người bán quyền chọn sẽ được hưởng lợi. Điều này được hiểu như sau, giả sử bạn bán quyền chọn ở mức giá 54 đồng, Theta là 0,75, 3 ngày sau nếu các yếu tố khác không đổi, quyền chọn bán lúc này sẽ có giá = 54 – 0.75*3 = 51,75. Và nếu bạn mua quyền chọn bán lúc này để cân bằng vị thế ban đầu thì bạn sẽ mua với giá 51,75. Lúc này bạn sẽ được hưởng lợi 54-51,75 = 2,25 đồng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu đồ tốc độ giảm phí quyền chọn theo thời gian.

Option Greeks: Theta
Option Greeks – Theta

Option Premium vs Time to Expiry

  • Khi mới bắt đầu và thời gian còn nhiều, quyền chọn không mất nhiều giá trị. Ví dụ, khi còn 120 ngày nữa mới đến ngày đáo hạn, phí quyền chọn ở mức 350 đồng; khi còn 100 ngày nữa sẽ đến ngày đáo hạn, phí quyền chọn ở mức 300 đồng, phí quyền chọn đã giảm 50 đồng. Tác động của thời gian – Theta là tương đối thấp.
  • Khi còn 20 ngày nữa là đến ngày đáo hạn, phí quyền chọn là 150 đồng, và khi gần đến ngày đáo hạn thì phí quyền chọn giảm xuống còn khoảng 50 điểm.
  • Có thể thấy rằng, nếu bạn bán quyền chọn có kỳ hạn dài, bạn sẽ thu được một mức phí cao hơn so với các quyền chọn có kỳ hạn ngắn.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed