Mục lục

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu và EPS (price-to-earning ratio).

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

EPS là lợi nhuận trên một cổ phiếu (earning per share), được tính bằng LNST chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Từ công thức trên, ta cũng có thể biến đổi:

Nó cho bạn biết giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần EPS, hay giá trị thị trường hiện tại của doanh nghiệp gấp mấy lần so với LNST.

Bạn có thể dễ dàng tính chỉ số P/E bằng các dữ liệu có sẵn trên thị trường, hoặc có thể tra cứu từ các nguồn dữ liệu cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E cho biết rằng bạn cần bỏ ra bao nhiêu tiền để hưởng 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu chỉ số P/E của một cổ phiếu bằng 8, có nghĩa là khi bạn mua cổ phiếu này, bạn chấp nhận bỏ ra 8 đồng vốn để nhận về 1 đồng lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, bạn sẽ cần 8 năm để hoàn vốn ban đầu bạn đầu tư vào công ty.

Một hệ số nghịch đảo của P/E là E/P – earning yield cho bạn biết tỷ suất sinh lời trên giá cổ phiếu. Đối với cổ phiếu trên, lợi tức bằng 1/8 = 12.5%, cho thấy cổ phiếu có thể mang đến cho bạn mức tỷ suất sinh lời bằng 12.5% nếu mua với mức giá hiện tại. Bạn có thể so sánh tỷ lệ này với một mức lãi suất phi rủi ro, ví dụ như lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng.

P/E trượt (trailing P/E)

P/E trượt (trailing P/E) được tính bằng giá hiện tại của cổ phiếu chia cho EPS (price-to-earning ratio). của các kỳ báo cáo tài chính trong 1 năm (4 quý) gần nhất. Chỉ số P/E được tra cứu từ các dữ liệu thị trường chính là P/E trượt, bởi nó sử dụng các dữ liệu sát nhất với hiện tại. P/E trượt luôn thay đổi theo thời gian do giá cổ phiếu luôn thay đổi.

Đầu tư cổ phiếu là kỳ vọng vào giá trị tương lai, và con số P/E trượt chỉ phản ánh lợi nhuận trong quá khứ. Trong ví dụ ở trên, nếu bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/E trượt bằng 8, điều đó có nghĩa bạn đã bỏ ra 8 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận của công ty. Tuy vậy, điều này chỉ đúng với giả định lợi nhuận của công ty trong năm tới tương đồng so với năm trước.

P/E dự phóng (forward P/E)

P/E dự phóng (forward P/E) được tính bằng giá hiện tại của cổ phiếu chia cho EPS dự phóng của doanh nghiệp trong tương lai. Hệ số P/E dự phóng sẽ phản ánh chính xác giá trị tương lai cũng như lợi tức thực sự mà cổ phiếu mang lại cho bạn. Nếu công ty có chỉ số P/E dự phóng bằng 7, có nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 7 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận của công ty trong tương lai, tương đương với lợi tức 14.28%.

Khác với P/E trượt, P/E dự phóng sử dụng EPS dự phóng, đây là con số không có sẵn, đòi hỏi bạn cần phân tích doanh nghiệp và dự báo lợi nhuận trong tương lai. Các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán cũng đưa ra các mức EPS và P/E dự phóng dựa trên quan điểm của chính họ, các con số có thể khác nhau và bạn cũng có thể tham khảo một số con số hợp lý.

Nếu như P/E trượt chỉ mang tính chất thị trường, thì P/E dự phóng chính xác là con số mà các nhà đầu tư cần cân nhắc để quyết định đầu tư cổ phiếu, cũng là con số được sử dụng để định giá cổ phiếu.

Ứng dụng chỉ số P/E trong định giá cổ phiếu

Một trong những ứng dụng lớn nhất của chỉ số P/E đó là định giá cổ phiếu. Phương pháp định giá bằng chỉ số P/E là phương pháp định giá được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà đầu tư cũng như nhà phân tích hiện nay.

Để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu, bạn cần xác định 2 yếu tố: EPS dự phóng và mức chỉ số P/E hợp lý, sau đó công việc còn lại chỉ là nhân 2 con số trên với nhau.

*Dự phóng là dự đoán doanh thu năm tới dựa vào tốc độ tăng trưởng các năm trước đấy của công ty.

Dự phóng EPS 

Để dự phóng lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn cần bóc tách các mảng hoạt động của công ty, xác định cơ cấu lợi nhuận của mỗi mảng. Sau đó bạn sẽ dự phóng tốc độ tăng trưởng của mỗi mảng hoạt động, để có thể dự phóng lợi nhuận. Trong trường hợp các môi trường kinh doanh không có gì thay đổi, bạn có thể giả định EPS sẽ giữ nguyên tốc độ tăng trưởng trong quá khứ 3-5 năm gần nhất. Nếu doanh nghiệp có các dự án mở rộng kinh doanh mới, bạn cần có những lập luận để đánh giá doanh thu và lợi nhuận của dự án mới mang lại, sau đó gộp lại để tính EPS dự phóng.

Dự phóng mức P/E

Thông thường, bạn có thể lấy mức P/E hợp lý của cổ phiếu sẽ bằng với P/E trung bình của chính công ty đó trong quá khứ, nếu công ty vẫn giữ nguyên thị phần và lợi thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra, bạn có thể lấy P/E trung bình ngành để định giá cổ phiếu, tuy vậy mức P/E nên được điều chỉnh theo rủi ro của công ty. Việc tra cứu P/E trung bình ngành khá dễ dàng tại đây.

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành, đó là bạn nên lấy của một nhóm các công ty có hoạt động kinh doanh và quy mô tương đồng, tránh trường hợp lựa chọn một mức P/E chung chung. Ví dụ: cùng trong ngành điện, nhưng chỉ số P/E của các doanh nghiệp thủy điện thường có xu hướng cao hơn so với các doanh nghiệp nhiệt điện.

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Chỉ số P/E của các công ty còn phụ thuộc vào độ rủi ro của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có vốn hóa lớn, dẫn đầu thị phần trong ngành và tài chính vững mạnh, rủi ro sẽ ở mức tương đối thấp và các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho các cổ phiếu này một mức P/E cao hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp không có vị thế trong ngành, vốn hóa nhỏ sẽ chỉ có mức P/E thấp.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm định giá cổ phiếu, cách học đơn giản nhất đó là tham khảo các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán.

Ví dụ thực tế về định giá bằng chỉ số P/E

Một ví dụ đơn giản nhất về việc sử dụng phương pháp P/E để định giá nhanh cổ phiếu VNM trong năm 2022.

Vinamilk là doanh nghiệp đứng đầu ngành sữa, và đang trong giai đoạn bão hòa. Bên cạnh đó, ngành tiêu dùng thiết yếu hầu như không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vì vậy doanh nghiệp sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu 5-7% giống như trong nhiều năm gần đây. Giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ hạ nhiệt trong năm 2022, theo chia sẻ của BLĐ doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận, vốn đã bị ảnh hưởng trong các năm 2020 và 2021.

Do đó tôi dự báo LNST của VNM trong năm 2022 đạt 11,950 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021, tương đương với EPS 5,720 đồng/cổ phiếu. Đối với dự phóng P/E, tôi sử dụng dữ liệu quá khứ của Fialda, và nhận thấy cổ phiếu được giao dịch với mức P/E bình quân 5 năm khoảng 21.

Do đó, chúng ta có thể ước lượng giá trị hợp lý của VNM trong năm 2022 = 5,720 x 21 = 120,100 VND.

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed