Một trong những sai lầm về tài chính lớn nhất là không hoạch định một kế hoạch nghỉ hưu rõ ràng khi bạn còn trẻ. Từ “nghỉ hưu” thường đáng sợ vì nó gắn liền với tuổi già và sự nhàm chán, tuy nhiên đây chính là lúc bạn kết thúc một chu kỳ làm việc cố gắng và thực hiện những sở thích muôn màu của mình.
Xác định vấn đề của bạn
Chúng ta giả định bạn đang ở trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời làm việc của mình, bao gồm những người đang bắt đầu làm việc, sắp có công việc hoặc đã trả qua nửa quãng đời làm việc vất vả.
Bất kể bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, một trong những mục tiêu chung trong cuộc sống là đảm bảo rằng bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện. Vì vậy việc nghỉ hưu không nên trở thành rào cản ngăn cản chúng ta hướng đến một cuộc sống mong muốn. Chúng ta nên tiếp tục hướng tới một lối sống mà chúng ta nghĩ rằng nó xứng đáng.
Nếu điều trên là đúng, thì điều đó ngụ ý rằng bạn cần có cùng một mức thu nhập khả dụng như khi còn đi làm. Thu nhập khả dụng ít hơn sẽ làm chúng ta gặp vấn đề sau khi nghỉ hưu.
Tôi sẽ đưa ra một vài con số để cùng các bạn làm rõ hơn điều này:
Giả sử bạn sẽ làm việc liên tục trong 25 năm tới (đây là những năm tạo thu nhập của bạn), sau đó bạn sẽ nghĩ hưu. Sau khi nghỉ hưu, bạn có thể sống thêm 20 năm nữa. Giả sử tiếp, số tiền mặt cần thiết ngày nay để duy trì lối sống của bạn là 20.000.000 đồng mỗi tháng.
Ý tưởng là sau 25 năm, trong 20 năm tiếp theo của cuộc sống sau khi nghỉ hưu, bạn vẫn sẽ cần 20.000.000 đồng mỗi tháng, khoảng 240.000.000 đồng mỗi năm để duy trì cuộc sống của mình.
Chắc rằng tất cả các bạn đều sẽ đồng ý rằng đây là một vấn đề trong cuộc sống thực và tất cả chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này.
Có hai vấn đề xảy ra:
- Bạn cần tích lũy bao nhiêu tiền vào thời điểm nghỉ hưu, tức là vào năm 2047?
- Làm thế nào để bạn tích lũy đủ số tiền cần thiết đó?
Một số người có thể đã ngay lập tức đưa ra đáp án sau một vài tính toán đơn giản như sau:
Nó là 240.000.000 đồng mỗi năm (20.000.000 mỗi tháng trong 12 tháng) và trong 20 năm là (240.000.000 * 20) = 4.800.000.000 đồng.
Vì vậy, nếu chúng ta tích lũy một lượng tiền hưu trí 4.800.000.000 đồng vào năm 2047, chúng ta có thể dễ dàng đi qua 20 năm tiếp theo của cuộc đời sau khi nghỉ hưu bằng cách tiêu 20.000.000 đồng mỗi tháng, cho đến năm 2066.
Giá như cuộc sống đơn giản như vậy!
Hãy nhớ lại 2 bài học trước đó về lãi kép và giá trị thời gian của tiền.
Lạm phát và các vấn đề khác của cuộc sống
Trong trường hợp không có lạm phát, câu trả lời ở phía trên sẽ hoàn toàn chính xác, tức là vào năm 2047, một khoản tiền 4.800.000.000 đồng sẽ giúp chúng ta vượt qua những năm hưu trí một cách thoải mái, với mức chi tiêu 20.000.000 đồng mỗi tháng cho đến năm 2066 bao gồm điện, nước và rất nhiều khoản mua sắm khác.
Tuy nhiên, lạm phát luôn luôn tồn tại, và điều này làm cho cuộc sống trở nên phức tạp theo nhiều cách. Lạm phát là hiện tượng làm cho mọi thứ trở nên đắt đỏ. Ví dụ, một bát phở có thể có giá 50.000 đồng hôm nay, nhưng có thể tăng lên 60.000 vào năm sau (Lúa mì đã tăng hơn 40% chỉ trong 1 tuần đầu của cuộc chiến Nga – Ukraine 2022). Sự gia tăng giá cả này là do tác động của một khái niệm gọi là lạm phát, hay nói cách khác, sức mua của đồng tiền đã giảm trong hơn một năm qua.
Điều này luôn đúng, tiền ngày hôm nay sẽ luôn ít giá trị hơn vào một ngày trong tương lai. Điều này ngụ ý rằng, 20.000.000 đồng của ngày hôm nay sẽ không phải là 20.000.000 đồng vào ngày mai. Giá trị của số tiền ấy sẽ giảm do lạm phát như một lẽ tự nhiên. Vì lý do đó, chúng ta không thể chỉ nhân số tiền cần thiết với số năm và đưa ra một con số 4.800.000.000 tỷ đồng đơn giản như ở trên
Giá trị tương lai của khoản tích lũy nghỉ hưu
Để tìm ra số tiền cần thiết thực tế, chúng ta cần tìm ra giá trị của 20.000.000 đồng hôm nay trong 25 năm tới sẽ là bao nhiêu. Đây là lúc sử dụng những gì chúng ta đã học trong bài giảng Giá trị thời gian của tiền.
Để tiến xa hơn từ thời điểm này và ước tính số liệu cần thiết vào đầu năm nghỉ hưu, tức là năm 2047, các bạn cần có quan điểm về lạm phát dài hạn.
Chúng ta sẽ giả định mức lạm phát bình quân sẽ vào khoảng 5%/năm. Bây giờ, câu hỏi cần trả lời là với lạm phát 5%, giá trị của 240.000.000 đồng sau 25 năm kể từ bây giờ là bao nhiêu?
Nếu bạn nhớ lại bài Giá trị thời gian của tiền, chúng ta đã tìm hiểu về cách tính giá trị tương lai. Khi chúng ta có tất cả các giá trị trong tương lai, chúng ta cần tổng hợp chúng lại để có được tổng số tiền tích lũy cần thiết vào đầu năm nghỉ hưu.
Tôi sẽ làm điều này trong 2 năm đầu tiên và sau đó nhờ sự trợ giúp của MS Excel để tính toán phần còn lại.
Từ chương trước, công thức giá trị tương lai là:
Giá trị tương lai = P * (1 + R) ^ n
Ở đâu,
- P = Tiền gốc tức là 240.000.000
- R = chi phí cơ hội, trong bối cảnh này nó là tỷ lệ lạm phát, do đó 5%
- n = Kỳ, 25 trong trường hợp này
Thay thế các giá trị này vào:
240.000.000 * (1 + 5%) ^ 25 = 940,830,993
Vì vậy, trong 25 năm nữa, nếu bạn có 940.830.993 đồng, thì số tiền đó cũng có giá trị như bạn có 240.000.000 đồng ngày hôm nay.
Trong năm thứ 2:
240.000.000 * (1 + 5%) ^ 26 = 987,872,543 đồng
Vì vậy, trong 26 năm nữa, nếu bạn có 987,872,543 đồng thì cũng tốt như bạn có 240.000.000 đồng ngày hôm nay.
…
Cứ tiếp tục thực hiện theo các bước như vậy và bạn sẽ có được 1 bảng biểu Excel cho kế hoạch nghỉ hưu của mình. Ở đây với mức lạm phát là 5%, tôi sẽ cho các bạn thấy cần bao nhiêu tiền để có những năm tháng nghỉ hưu yên ổn:
Một số đã điều được đơn giản hóa ở đây. Ví dụ: yêu cầu hàng tháng không đổi là 20.000.000 có thể không chính xác. Khi chúng ta già đi, chúng ta thích ngồi ở nhà và nhâm nhi một tách trà thay vì đi chơi trong các hàng quán sang trọng và sành điệu trong thành phố. Hoặc chúng ta có thể bỏ qua việc ăn uống bên ngoài hay xem phim, … Chúng ta cũng không cần mua những trang phục đắt tiền như thời còn trẻ.
Yêu cầu của chúng ta có thể rất khác, và từ những gì tôi quan sát và hiểu được, số tiền cần thiết cho những người lớn tuổi sinh sống thường ít hơn những người trẻ tuổi. Vì vậy, các bạn có thể không cần 20.000.000 mỗi tháng khi bạn nghỉ hưu.
Tuy nhiên, đây là một bài viết về vấn đề với tài chính cá nhân, vì vậy tốt nhất là nên thực hiện một cách tiếp cận thận trọng và tập trung vào ý tưởng nhiều hơn là các con số chi tiết.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ cũng nhau giải quyết vế sau, vế khó hơn của bài toán: làm thế nào để tạo ra khoản tích lũy nghỉ hưu này?
Happy Trading !