Mục lục

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự và hỗ trợ là gì?

Một trong những cách tốt nhất để xác định giá mục tiêu là sử dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự. Kháng cự và hỗ trợ (resistance & support) là những vùng giá cụ thể trên biểu đồ trong quá khứ mà tại đó được kì vọng ​​sẽ xuất hiện giá có thể đảo chiều hoặc chậm lại trước khi chuẩn bị có xu hướng mới (sideway). Vùng giá hỗ trợ (support) là phe mua được kì vọng sẽ mạnh hơn phe bán. Ngược lại như vậy, vùng giá kháng cự (resistance) là vùng giá được mong đợi sẽ xuất hiện lực bán lớn hơn áp đảo phe mua.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm kỹ hơn về 2 khái niệm này và ứng dụng dụng của chúng trong phân tích kỹ thuật.

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Ngưỡng kháng cự là gì?

Giống như tên gọi, kháng cự là thứ sẽ ngăn cho giá tăng lên cao hơn. Mức kháng cự là vùng giá trên biểu đồ mà tại đó, các trader kỳ vọng lực cung (lực bán) mạnh lên và áp đảo lực cầu đối với cổ phiếu đó. Do đó, mức kháng cự luôn là một ngưỡng cao hơn so với giá thị trường hiện tại.

Khả năng giá tăng tới mức kháng cự, củng cố mức kháng cự này, hấp thụ hết nguồn cung, sau đó giảm xuống là rất cao. Vì vậy, mức kháng cự là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng mà những người tham gia thị trường thường theo dõi trong một xu hướng tăng, nó đóng vai trò như một tín hiệu bán. 

Bạn hãy theo dõi biểu đồ dưới đây, vùng giá xung quanh vùng 18.8 – 19.6 sẽ đóng vai trò là kháng cự. Trong 3 lần gần nhất khi giá tiến đến vùng này, lực bán đều xuất hiện làm cho giá đảo chiều. Các nhà phân tích kỹ thuật thường cho rằng lịch sử sẽ có xu hướng lặp lại, vì vậy, rất có thể giá sẽ tiếp tục đảo chiều giảm khi tiến đến vùng giá này trong tương lai, và vùng giá 18.8-19.6 như trong hình sẽ đóng vai trò là một kháng cự hợp lý.

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Giá sử giá và các chỉ báo hiện tại ở mức 15.6 (nằm dưới mức kháng cự) tạo một tín hiệu mua, chúng ta sẽ setup cho lệnh mua này với điểm vào lệnh và điểm cắt lỗ. Đồng thời, kết hợp với kiến thức mới học được về mức kháng cự, giờ đây ta có thể đặt 19 là mức chốt lời khả thi cho giao dịch này. Lí do rất đơn giản, ngưỡng kháng cự cho thấy khả năng đảo chiều, ít nhất là trong ngắn hạn. 

Ngưỡng hỗ trợ là gì

Ngược lại với kháng cự, hỗ trợ là một vùng đệm ngăn có tính chất củng cố và ngắn giá giảm sâu hơn. Vùng hỗ trợ là một vùng giá trên biểu đồ nơi các trader kỳ vọng lực cầu (lực mua) mạnh lên và áp đảo lực cung đối với cổ phiếu / chỉ số. Vì vậy, bất cứ khi nào giá giảm xuống đường hỗ trợ, nó có xu hướng bật tăng trở lại. Mức hỗ trợ luôn nằm dưới giá thị trường hiện tại.

Giá có khả năng cao là giảm xuống vùng hỗ trợ, củng cố mức hỗ trợ này, hấp thụ hết lực cầu và sau đó bắt đầu tăng lên. Vùng hỗ trợ là một trong những vũng kỹ thuật quan trọng mà các trader tìm kiếm trong một xu hướng giảm, nó có thể được sử dụng để xác định các tín hiệu mua.

Trong biểu đồ dưới đây, vùng giá 16-17 đóng vai trò là hỗ trợ, bởi trước đó, nhiều lần giá đã giảm xuống vùng này và bật tăng trở lại. Các nhà giao dịch đều nghĩ rằng lịch sử sẽ lặp lại trong tương lai, vì vậy họ đều sẽ vào lệnh mua khi giá giảm xuống mức này, khiến lực mua áp đảo và giá đảo chiều, đúng như định nghĩa của một vùng hỗ trợ. 

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Một mức hỗ trợ có thể được sử dụng để vào lệnh mua một cổ phiếu.

Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ

Dưới đây là các bước giúp bạn hiểu cách xác định các vùng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả. Hãy lấy một ví dụ biểu đồ dưới đây.

Bước 1. Xác định ít nhất 3 vùng hành động giá (HĐG) – Một vùng HĐG có thể được gọi là quan trọng trên biểu đồ khi giá đi theo một trong ba mô hình dưới đây:

1. Giá đi ngang sau khi tăng một đoạn ngắn.

2. Giá đi ngang sau khi giảm một đoạn ngắn.

3. Giá đảo chiều mạnh tại một mức giá cụ thể.

Dưới đây là các biểu đồ ví dụ cho 3 trường hợp trên:

Trong hình bên dưới, các điểm được khoanh tròn cho thấy giá có xu hướng dừng tăng thêm sau một đợt tăng ngắn:

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Trong hình bên dưới, các điểm được khoanh tròn cho thấy giá có xu hướng dừng giảm thêm sau một đợt giảm ngắn

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Trong hình bên dưới, các điểm được khoanh tròn cho thấy sự đảo chiều mạnh về giá:

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Bước 2. Kết nối các vùng HĐG thành một đường nằm ngang sao cho đường đó đi qua nhiều vùng HĐG nhất có thể. Dựa vào vị trí của đường này so với giá thị trường hiện tại, ta có thể coi đường này như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Chẳng hạn, ta thấy các vùng HĐG được khoanh tròn đều nằm trong vùng giá 425-430, cùng với giá hiện tại của cổ phiếu là 442.5, cao hơn vùng giá trên, vì vậy vùng giá 425-430 có thể được coi là hỗ trợ.

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Một điểm quan trọng cần lưu ý khi xác định các vùng HĐG này là đảm bảo các vùng giá này cách nhau đủ xa. Khoảng cách giữa hai vùng HĐG càng xa thì độ mạnh của kháng cự và hỗ trợ càng cao. Hơn nữa, càng nhiều vùng HĐG xuất hiện trong cùng một vùng giá, độ tin cậy của chúng càng cao.

Đây là một ví dụ khác, bạn có thể xác định vùng kháng cự và hỗ trợ của cổ phiếu X theo đúng quy tắc trên. Như vậy, vùng kháng cự sẽ là từ khoảng 210-215, còn vùng hỗ trợ là 195-202.

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách nhận biết các vùng kháng cự và hỗ trợ
Kháng cự và hỗ trợ

Nếu giá của X bắt đầu tăng, khả năng giá sẽ đối mặt với ngưỡng kháng cự ở mức 214. Có nghĩa là, ở mức 214 lực bán có thể xuất hiện nhiều hơn và kéo giá xuống quay đầu giảm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, điều gì đảm bảo rằng sẽ xuất hiện nhiều lực bán hơn ở mức 214? Nói cách khác, vùng kháng cự có đáng tin cậy không?

Dựa trên dữ liệu quá khứ, có thể thấy rằng bất cứ khi nào X đạt đến mức 214, nó phản ứng theo một cách đặc biệt dẫn đến việc hình thành vùng HĐG. Cộng thêm việc các vùng HĐG có khoảng cách đủ xa, ta có thể coi 214 là một vùng HĐG đã được kiểm chứng theo thời gian. Do đó, dựa theo nguyên tắc đầu tiên của phân tích kỹ thuật, “Lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó”, ta có thể coi các mức hỗ trợ và kháng cự này là đáng tin cậy. Các vùng kháng cự và hỗ trợ được xác định tốt thường rất “cứng” – cho tín hiệu mua/bán có tỷ lệ thành công cao.

Điều cuối cùng cần nhấn mạnh, đó là không có phương pháp giao dịch nào chính xác 100%. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm tăng tỷ lệ thành công nếu hiểu biết về càng nhiều công cụ kỹ thuật, và kết hợp chúng lại với nhau một cách hợp lý.

Một chút liên hệ với bài viết trước, điều gì sẽ xảy ra nếu một mô hình Bullish engulfing xuất hiện tại vùng hỗ trợ? Ta sẽ có một sự xác nhận (confirmation) kép để vào lệnh mua:

  • Một mô hình nến Bullish Engulfing cho tín hiệu đảo chiều tăng, gợi ý một điểm mua tốt.
  • Mức hỗ trợ gợi ý cho trader có thể có lực mua đáng kể tại vùng giá này.

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed