Mục lục

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF
Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì?

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) hay Biểu đồ Caro là dạng biểu đồ vô cùng đặc biệt nhưng ít được các nhà giao dịch quan tâm bởi sự lấn át của biểu đồ Nến Nhật về sự phổ biến và dễ hiểu trong Phân tích Kỹ thuật. Tuy nhiên, biểu đồ Point & Figure đã có lịch sử lâu đời và cho đến ngày nay vẫn được một số các nhà giao dịch ứng dụng vô cùng hiệu quả.

Điểm vô cùng đặc biệt và cũng là điểm mạnh của biểu đồ Hình & Điểm là nó bỏ qua dữ liệu thời gian trên biểu đồ, và chỉ tập trung vào theo dõi dữ liệu biến động giá. Chính vì vậy, biểu đồ Hình & Điểm mang “sự thuần khiết” của đường giá, cũng như thể hiện sự chuyển động của vùng cung cầu mà ngày nay chúng ta gọi là “Price Action – Hành động giá”.

Dữ liệu đầu vào cho Biểu đồ Hình & Điểm

Có 2 dữ liệu đầu vào cần được lưu ý dùng cho Biểu đồ Hình & Điểm. Đó là:

  1. Kích thước hộp (Box Size).
  2. Lượng đảo chiều (Reversal Amount).

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng dữ liệu để có cái nhìn rõ ràng hơn nhé.

Kích thước hộp (Box Size) là gì?

Mỗi ký hiệu X và O đánh dấu trên biểu đồ Hình & Thanh được gọi là một “chiếc hộp (A Box)”.

Kích thước hộp (Box Size) là bước giá cần chuyển động của đường giá để có thể đánh dấu ký hiệu X hoặc O lên biểu đồ.

Thông thường, khi xuất hiện bước giá tăng, ta đánh dấu ký hiệu X. Ngược lại, khi xuất hiện bước giá giảm, ta đánh dấu ký hiệu O lên biểu đồ.

Độ lớn hay nhỏ của Kích thước hộp (Box Size) sẽ do nhà giao dịch sử dụng nó quyết định. Kích thước hộp sẽ quyết định độ nhạy cảm và tần suất xảy ra của tín hiệu giao dịch. Chính vì vậy, việc lựa chọn Kích thước hộp là đặc biệt quan trọng để giao dịch hiệu quả với biểu đồ Hình & Thanh.

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF
Hình 1: Ví dụ về Kích thước hộp (Box Size) trên biểu đồ Hình & Thanh

Ví dụ: Trong hình ảnh trên, mã cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup) được biểu diễn dưới dạng đồ thị Hình & Điểm với Kích thước hộp (Box Size) là 2100.

Khi giá cổ phiếu VIC tăng từ 21,000 đồng lên 23,100 đồng. Nghĩa là, giá đã chuyển động tăng 2100 đồng. Một ký hiệu X sẽ được đánh dấu lên biểu đồ.

Và ngược lại, khi giá cổ phiếu VIC giảm từ 126,000 đồng xuống 123,900 đồng. Nghĩa là, giá đã chuyển động giảm 2100 đồng. Một ký hiệu O sẽ được đánh dấu lên biểu đồ.

Lượng đảo chiều (Reversal Amount) là gì?

Lượng đảo chiều (Reversal Amount) là số lượng những chiếc hộp được tạo ra (Hộp X hoặc Hộp O) trước khi xảy ra sự đảo chiều của xu hướng (Một cột với hộp X hoặc O mới được thêm vào).

Lượng đảo chiều (Reversal Amount) sẽ quyết định sự nhanh/ chậm của Biểu đồ Hình & Thanh trong việc phát hiện sự thay đổi của xu hướng. 

  • Lượng đảo chiều nhỏ sẽ cung cấp nhiều phản ứng với biến động xu hướng của giá lên biểu đồ Hình & Thanh hơn nhưng cũng vì vậy mà các tín hiệu giao dịch có độ nhiễu và tỷ lệ thất bại cao hơn.
  • Ngược lại, Lượng đảo chiều lớn sẽ phản ứng chậm hơn với biến động xu hướng ngắn hạn của giá. Vì vậy, các tín hiệu nhiễu trên biểu đồ sẽ được lọc bớt và các tín hiệu giao dịch trong một xu hướng lớn có độ chính xác cao hơn.
Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF
Hình 2: Ví dụ về Lượng đảo chiều (Reversal Amount) trên biểu đồ Hình & Điểm

Ví dụ: Nếu Lượng đảo chiều (Reversal Amount) bằng 3, Kích thước hộp (Box Size) bằng 850 đồng. Mã cổ phiếu KDH phải giảm từ 18,700 đồng xuống 16,150 đồng, tạo ra ít nhất 3 hộp ký hiệu O trước khi một cột hộp ký hiệu X mới được thêm vào.

Ứng dụng biểu đồ Hình & Thanh (Point & Figure Chart) trong giao dịch.

Một trong những cách sử phổ biến nhất của biểu đồ Hình & Thanh là giúp cho các nhà giao dịch dễ dàng hơn trong việc nhìn thấy các mô hình giá cổ điển.

Tìm các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ Hình & Thanh

Biểu đồ Hình & Thanh sẽ giúp các nhà giao dịch tìm các ngưỡng Kháng cự & Hỗ trợ dễ dàng hơn.

Các ngưỡng Kháng cự & Hỗ trợ càng được “chạm” nhiều lần, phản ứng của giá khi phá vỡ các ngưỡng này càng mạnh mẽ và chính xác.
Cũng giống như giao dịch với các ngưỡng Kháng cự & Hỗ trợ trên biểu đồ thông thường như Nến Nhật hay Hình thanh, … Khi giá phá vỡ ngưỡng Kháng cự trên biểu đồ Hình & Điểm cho tín hiệu MUA. Ngược lại, khi giá phá vỡ ngưỡng Hỗ trợ sẽ cho tín hiệu BÁN.

Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF
Hình 3: Ví dụ về Hỗ trợ & Kháng cự trên biểu đồ Hình & Điểm

Đường xu hướng (Trendline) trên biểu đồ Hình & Thanh

Một điều vô cùng đặc biệt và thú vị trên biểu đồ Hình & Thanh đó là nó sử dụng đường xu hướng có góc 45°.

Tại sao lại là 45°? Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên về khái niệm “chiếc hộp”, biểu đồ Hình & Thanh mang tính đối xứng với các ô vuông được tạo nên từ các hộp (Box) đánh dấu các ký hiệu X hoặc O.

Đường xu hướng 45° được các nhà giao dịch sử dụng để xác nhận sự chuyển động của đường giá và  thường dùng để lọc các tín hiệu giao dịch:

  • Chỉ mở vị thế MUA khi đường xu hướng 45° dốc lên.
  • Ngược lại, chỉ mở vị thế BÁN khi đường xu hướng 45° dốc xuống.
Biểu đồ Hình & Điểm (Point & Figure Chart) là gì? Các khái niệm cơ bản về biểu đồ PnF
Hình 4: Ví dụ về Đường xu hướng (Trendline) trên biểu đồ Hình & Điểm

Trên đây là tất cả những khái niệm cơ bản về biểu đồ Hình & Điểm mà bạn cần nắm rõ để có thể tìm hiểu các kiến thức nâng cao hơn. Ở phần 2, chúng ta sẽ đi sâu hơn về kiến thức nâng cao hơn của biểu đồ Hình & Điểm như mô hình giá, tính điểm chốt lời,…

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed