Mục lục

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Trong quá trình giao dịch cổ phiếu, đã khi nào bạn gặp một cổ phiếu đang giảm giá mạnh, đột ngột đảo ngược hướng tăng giá trở lại trong nhất thời. Ngay sau sự tăng giá này, cổ phiếu của bạn lại quay đầu giảm, thậm chí còn lao dốc giảm sâu hơn trước khi tăng. Đây là một ví dụ về về Bulltrap – Bẫy tăng giá mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây.

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Bulltrap là gì? Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Bulltrap hay còn gọi là bẫy tăng giá. Thuật ngữ này được dùng để ám chỉ một tín hiệu giao dịch giả, có tính chất đánh lừa các nhà đầu tư rằng thị trường hay cổ phiếu sẽ có xác suất đảo chiều từ giảm giá sang giai đoạn tăng giá, nhưng thực chất bên bán vẫn chiếm ưu thế rất lớn và thị trường tiếp tục giảm ngay sau đó. 

Hãy tưởng tượng cổ phiếu XYZ đang hoạt động tương đối tốt, có giá thị trường là 50.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó, giá của XYZ chững lại và nó giảm xuống còn 30.000 đồng/cổ phiếu trong vài tháng. Sau khi đạt mức giá 30.000 đồng, XYZ lại bắt đầu tăng trở lại mốc 35.000 đồng. Lúc này, các nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu, kỳ vọng XYZ sẽ trở lại đỉnh cũ. Nhưng, XYZ lại tiếp tục giảm xuống, thậm chí tạo mức thấp mới tại 20.000 đồng.

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Bulltrap là gì? Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Nguyên nhân hình thành Bulltrap

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Bị thao túng bởi những “cá mập”: với những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, họ sẽ liên tục đặt lệnh mua nhằm tạo ra một xu hướng giá tăng theo ý chí của họ nhằm thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia cổ phiếu để họ thoát hàng. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm sẽ rất khó có thể nhận ra được đâu là tín hiệu chính xác và dễ bị kéo theo vào xu hướng giả này. Sau khi các cá mập đã thoát được hàng họ sẽ bán ra và giá tiếp tục quay lại xu hướng giảm.

Xuất hiện những sự kiện hoặc tin tức bất ngờ gây nhiễu: Khi có những sự kiện bất ngờ xuất hiện trên thị trường nhưng mang tính chất gây nhiễu, sai sự thật nhiều nhà đầu tư thiếu lập trường tiến hành mua vào ồ ạt khiến giá tăng lên tạm thời.

Đặc điểm nhận diện Bulltrap

Bulltrap thường xuyên xuất hiện tại điểm thuộc các vùng kháng cự. Khi giá vượt lên trên kháng cự sẽ tạo cảm giác cho nhà đầu tư xu hướng tăng sẽ lại tiếp diễn và kích thích nhà đầu tư mua vào. Nhưng sau đó giá lại giảm trở lại xuống dưới vùng kháng cự, nói lên rằng vào thời điểm này giá không còn đủ sức để tăng cao hơn nữa.

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Bulltrap thường xuyên xuất hiện tại điểm thuộc các vùng kháng cự. Ví dụ cổ phiếu VNM

Trên đây là ví dụ cổ phiếu VNM, khi giá tăng lên trên vùng kháng cự đã khiến nhiều nhà đầu tư bị đánh lừa và mua vào, nhưng sau đó khi lực bán quay trở lại, giá tiếp tục xu hướng giảm. Cổ phiếu đang trong xu hướng giảm trung hạn nhưng lại xuất hiện đến vài cây nến vượt đỉnh khi ở vùng đỉnh cũ. Tuy nhiên, cây nến đầu tiên vượt đỉnh với thanh khoản cực cao những đến cây nến thứ hai, ba lại xuống cực thấp. Điều này chứng tỏ ở thời điểm này giá đã không còn sức để tăng nữa do dòng tiền yếu. Hai phiên sau thanh khoản thấp vì không có ai mua vào, vậy cây nến tăng với thanh khoản cao kia đã trở thành đỉnh.

Bulltrap thường là một trong những nguyên nhân hình thành mô hình hai đỉnh cho dấu hiệu đảo chiều mạnh.

Ngoài ra Bulltrap còn có thể xuất hiện tại điểm giao nhau giữa giá với đường xu hướng giảm. Khi giá cắt lên đường xu hướng giảm sẽ tạo cho nhà đầu tư cảm giác đường xu hướng đã bị phá vỡ và sẽ đổi chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Nhưng thực chất nó lại quay trở lại và tiếp tục với xu hướng giảm làm cho nhiều nhà đầu tư sẽ bị mắc kẹt cái ngay cái bẫy giả đó.

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Ngoài ra Bulltrap còn có thể xuất hiện tại điểm giao nhau giữa giá với đường xu hướng giảm.

Cách tránh bẫy Bulltrap

Nhà đầu tư nên trang bị cho bản thân khiến thức về phân tích kỹ thuật thật tốt. Và đừng bao giờ quyên rằng phân tích kỹ thuật chính là phân tích tâm lý hành vi của đám đông. Hãy phân tích nó và đúng để bị nó cuốn theo.

Khi mở một vị thế thì đồng thời cũng phải xác định trước take profit và stop loss. Việc xác định trước các điểm mua bán như vậy sẽ giúp nhà đầu tư giảm một cách đáng kể phần thiệt hại khi rơi vào bẫy Bulltrap.

Bulltrap trong chứng khoán là gì?

Cách tránh bẫy bulltrap

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tránh bẫy tăng giá bằng cách tìm kiếm các xác nhận sau khi đột phá đặc biệt là tín hiệu chính xác của khối lượng giao dịch để vào lệnh, tiếp theo chính là nến đóng cửa với tín hiệu chắc chắn, mô hình nên phá vỡ vùng kháng cự phải là một mô hình nến mạnh. Có thể rất khó để phân biệt bẫy tăng giá với sự đảo chiều thực tế trong xu hướng giá của chứng khoán. Chúng ta nên phân tích cổ phiếu kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như các đường trung bình động để hạn chế những tín hiệu nhiễu của biến động giá.

Ví dụ: Một nhà giao dịch có thể tìm kiếm khối lượng cao hơn mức trung bình và chờ đợi sự xác nhận bởi các cây nến tăng sau khi breakout để xác nhận rằng giá có khả năng tăng cao hơn. Một sự đột phá tạo ra khối lượng thấp và các chân nến thiếu quyết đoán, chẳng hạn như nến Doji thì đây có thể là dấu hiệu của một bẫy tăng giá.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed