Gap giá là một trong những khái niệm thường gặp trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt là trong thị trường cổ phiếu. Vậy có những loại gap nào và cách giao dịch với từng loại gap ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Gap là gì? Gap trong chứng khoán là gì?
GAP hay còn gọi là khoảng trống giá là khoảng cách giữa hai phiên giao dịch (hoặc hai cây nến) liên tiếp. Dựa vào giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau mà chúng ta xác định có Gap hay không. Một lưu ý nhỏ là bạn sẽ không thể nhận biết được gap nếu như chúng ta sử dụng biểu đồ đường (line chart).
Gap sẽ xuất hiện khi giá mở cửa của phiên giao dịch tăng hoặc giảm qua vùng thân nến của giá đóng cửa của phiên trước đó tạo thành một khoảng trống trên đồ thị.
Thông thường có 2 loại Gap:
- Khi giá mở cửa của phiên sau cao hơn so với giá đóng cửa của phiên trước (nếu phiên trước là nến xanh), cao hơn giá mở cửa của phiên trước (nếu phiên trước là nến đỏ) ta có Gap up.
- Ngược lại, khi giá giá mở cửa của phiên sau thấp hơn so với giá mở cửa của phiên trước (nếu phiên trước là nến xanh), thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước (nếu phiên trước là nến đỏ) ta có Gap down.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại gap theo tính chất và thời điểm xuất hiện của chúng.
Common Gap là gì?
Gap thường là loại Gap này thường xuất hiện khi chứng khoán đi ngang và biến động trong các phạm vi hẹp. Những khoảng trống giá này có khoảng cách khá nhỏ và sẽ nhanh chóng được lấp đầy. Nó không ảnh hưởng nhiều đến biến động của cổ phiếu và được coi là tín hiệu khá yếu.
Breakaway Gap là gì?
Gap phá vỡ là một khoảng trống giá làm phá vỡ xu hướng của cổ phiếu. Nó xuất hiện khi có các thông tin và sự kiện bất ngờ trên thị trường. Khi các thông tin này được đưa ra sẽ khiến tâm lý của nhà đầu tư thay đổi mật cách nhanh chóng, xu hướng giá cũng sẽ thay đổi từ tăng sang giảm hoặc ngược lại. Gap phá vỡ thường khó được lấp đầy, giá có thể được quay trở lại để lấp đầy những thường thì giá sẽ tăng hoặc giảm luôn. Chúng lại thường dễ dàng nhận biết được loại khoảng trống giá này trong một xu hướng khi giá biến động ra khỏi biên độ giao dịch hoặc theo sau một sự đảo chiều xu hướng. Nó có tác dụng như một hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. Nếu nó là Gap down thì sẽ có tác dụng như là vùng kháng cự, ngược lại, nếu là Gap up thì sẽ có tác dụng như là vùng hỗ trợ.
Gap tiếp diễn(Runaway Gap) là gì?
Gap tiếp diễn sẽ xuất hiện khi xu hướng giảm hoặc tăng giá được hình thành trước đó. Trên thị trường chứng khoán chúng ta rất dễ nhận thấy loại Gap này vì chúng rất phổ biến.
Nó sẽ không thể bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục diễn biến và thay đổi theo xu hướng hiện tại. Khi có xu hướng tăng, Gap Up sẽ được hình thành, nó phản ánh được tâm lý sợ bỏ lỡ hoặc hoảng loạn của các nhà đầu tư. Họ sẽ không ngần ngại mà đưa ra quyết định mua cổ phiếu. Ngược lại, Gap Down sẽ được hình thành khi thị trường có xu hướng giảm, tâm lý bi quan của nhà đầu tư sẽ xuất hiện, họ sẽ quyết định bán mạnh vì cho rằng khả năng phục hồi giá là thấp.
Gap kiệt sức (Exhaustion Gap) là gì?
Gap kiệt sức thường xuất hiện tại đáy hoặc đỉnh sau khi đã hình thành down trend hoặc up trend một thời gian dài trước đó.
Khi xuất hiện loại khoảng trống giá này đi kèm với khối lượng giao dịch lớn là báo hiệu xác xuất đảo chiều xu hướng cao. Nhưng để đảm bảo được tính chính xác nhà đầu tư vẫn cần những sự xác nhận của đường xu hướng và các chỉ báo khác. Chính vì thường xảy ra ở gần cuối xu hướng nên nhà đầu tư cần theo dõi sát để xử lý tốt nhất các giao dịch của mình.
Hòn đảo đảo chiều (Island Reversal – GAP đảo chiều) là gì?
Gap đảo ngược là một mẫu hình ngắn hạn được tạo thành từ Gap ở cả hai phía của một hay nhiều nến trên đồ thị phân tích kỹ thuật. Đây là mẫu hình đảo chiều xuất hiện quanh vùng đỉnh hoặc đáy của thị trường.
Khi Gap đảo ngược thường xuất hiện tại đáy biểu đồ xu hướng giảm, xuất hiện gap và tạo ra cụm những nến di chuyển trong phạm vi hẹp. Mô hình kết thúc khi xuất hiện gap tăng đi lên và giá đảo chiều sau đó. Tương tự khi Gap đảo ngược xuất hiện trong xu hướng tăng, sau một đợt tăng giá, biểu đồ tạo ra một gap tăng (Bullish gap), theo sau đó là cụm những nến nằm trong một phạm vi trông như một hòn đảo ngoài khơi xa. Cuối cùng, mô hình sẽ kết thúc bằng việc tạo gap giảm (Bearish gap) và đi xuống.
Gap đảo ngược là mô hình đảo chiều tuy nhiên nó lại có độ tin cậy không cao. Do vậy, nhà đầu tư nên cẩn thận kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Mô hình có bóng nến dài sẽ tốt hơn mô hình có bóng nến ngắn, mô hình cao và hẹp sẽ đem lại hiệu suất tốt hơn.
Kinh nghiệm giao dịch với khoảng trống giá
Gap đầu phiên là khoảng trống giá thường xuất hiện ngay khi thị trường mở cửa, nó sẽ tạo ra khoảng trống giá so với phiên liền trước. Đây là lúc rất nhiều nhà đầu tư sẽ giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giao dịch ngay khi khoảng trống xuất hiện mà chưa có sự xác nhận chắc chắn của các yếu tố, chỉ báo khác, thì đó sẽ là một rủi ro rất lớn đối với nhà đầu tư. Vì vậy, khi thị trường xuất hiện khoảng trống giá nhà đầu tư không nên đưa ra quyết định vợi vàng mà quan sát thêm xem trong phiên giao dịch đó khoảng trống đó có được lấp hay không và xem đó là loại gap nào. Cũng như ta cần kết hợp với các chỉ báo khối lượng hoặc đợi sự xác nhận của cây nến tiếp theo rồi mới đưa ra quyết định mua/bán.
Gap phá vỡ thường được xác nhận với volume lớn đột biến, trong khi khối lượng giao dịch thấp thường đi kèm với Gap kiệt sức.
Happy trading !