Joseph Granville (1923-2013), ông là một thiên tài phân tích kỹ thuật và trong những năm 1960, danh tiếng của ông được nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ. Nhiều phương pháp giao dịch của ông vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đường trung bình di động (MA) là một trong những kỹ thuật giao dịch của Joe Granville được viết trong cuốn sách “New Strategy of Daily Stock Market Timing for Maximum Profit” xuất bản năm 1976.
Cũng trong cuốn sách đó, chỉ báo OBV (On Balance Volume) là một trong những chỉ báo được nhắc đến nhiều nhất, được nhiều trader sử dụng phổ biến cho đến cả ngày nay nhằm mục đích hỗ trợ việc xác định xu hướng thị trường. Joseph Granville cho rằng, khối lượng giao dịch là lực lượng chính đằng sau các biến động giá, và thể hiện tính thanh khoản của thị trường.
Chỉ báo OBV là gì?
On Balance Volume hay còn gọi là chỉ báo khối lượng cân bằng, là chỉ báo khối lượng có chức năng đo lường động lực của xu hướng, dựa vào sự tương quan di chuyển của giá và khối lượng. Chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường sức mua và sức bán trên thị trường chứng khoán và tìm điểm vào lệnh hợp lý.
Cách tính toán chỉ báo OBV
Chúng ta dựa vào giá đóng cửa của phiên hiện tại và phiên trước đó, cùng với khối lượng giao dịch phiên hiện tại để tính toán OBV. Hiểu một cách đơn giản, trên số dư khối lượng được tính bằng cách thêm khối lượng trong ngày vào tổng tích lũy khi giá của chứng khoán đóng cửa tăng và trừ đi khối lượng trong ngày vào tổng tích lũy khi giá của chứng khoán đóng cửa giảm.
Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên trước đó thì:
OBV hiện tại = OBV phiên trước + Khối lượng phiên hiện tại
Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên trước đó thì:
OBV hiện tại = OBV phiên trước – Khối lượng phiên hiện tại
Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại bằng với giá đóng cửa phiên trước đó thì:
OBV hiện tại = OBV phiên trước
Vì chỉ báo khối lượng cân bằng phụ thuộc khối lượng phiên trước nên giá trị OBV có thể âm hoặc dương. Đường OBV sẽ giao động xung quanh đường 0.
Ý nghĩa của chỉ báo OBV
- Chỉ báo khối lượng cân bằng sẽ có dấu hiệu tăng khi khối lượng của các phiên giảm giá nhỏ hơn khối lượng của các phiên tăng giá. Khi đó, OBV tăng là biểu hiện của lực mua đang lớn hơn lực bán, từ đó giá sẽ có khả năng tăng.
- Ngược lại khi chỉ số này có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá lớn hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá, thì OBV giảm xuống sẽ biểu hiện lực mua đang yếu hơn lực bán, từ đó giá sẽ có xác xuất giảm cao.
- Nếu OBV tăng (Đáy sau cao hơn đáy trước) nhưng giá vẫn giữ nguyên hoặc có xu hướng đi xuống (Đáy sau thấp hơn đáy trước) điều này có nghĩa lực giảm giá đã dần yếu đi, giá sẽ có khả năng cao sẽ tăng trở lại, hay còn gọi là phân kỳ dương.
- Nếu OBV giảm (Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) nhưng giá vẫn giữ nguyên hoặc có xu hướng đi lên (Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước), điều này có nghĩa lực tăng giá đã dần yếu đi, giá sẽ có khả năng cao sẽ giảm trở lại, hay còn gọi là phân kỳ âm.
Cách cài đặt chỉ báo On Balance Volume
OBV Indicator giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng dựa trên hành động giá và khối lượng giao dịch (hai yếu tố trọng yếu trong phân tích kỹ thuật) nên tín hiệu của nó có độ chính xác khá cao. Để sử dụng công cụ này, sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo khối lượng cân bằng (OBV) trên nền tảng FireAnt. Đối với các nền tảng khác, các bạn chỉ cần làm tương tự.
Bước 1: Mở phần mềm FireAnt => Mở biểu đồ => Chọn “Các chỉ báo” trên thanh công cụ của FireAnt => Gõ “OBV” và chọn chỉ báo.
Bước 2: Cài đặt định dạng chỉ báo
Ở đây bạn có thể tùy chỉnh màu sắc, độ chính xác, dạng hiển thị phù hợp với bản thân mình.
Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo On Balance Volume
Sử dụng chỉ báo On Balance Volume để xác nhận xu hướng giá
Chỉ báo khối lượng cân bằng tăng (Đường OBV có xu hướng đi lên) đồng thời với xu hướng giá tăng. Khi đó, khối lượng của các phiên tăng giá cao hơn khối lượng của các phiên giảm giá, cho thấy cung đang lớn hơn cầu, áp lực bán thấp. Điều này cho thấy cổ phiếu đang trong giai đoạn Uptrend.
Ví dụ với cổ phiếu HAX, những phiên giá tăng thì khối lượng sẽ lớn hơn những phiên giá giảm. Chỉ báo và giá đang cùng chiều. Khi đó, áp lực mua cao hơn áp lực bán, cho chúng ta tín hiệu cổ phiếu đang trong giai đoạn Uptrend.
Chỉ báo khối lượng cân bằng giảm (Đường OBV có xu hướng đi xuống) và giá giảm, khi đó, khối lượng giao dịch các phiên giảm giá cao hơn khối lượng giao dịch các phiên tăng giá, cho thấy áp lực bán đang cao hơn áp lực mua. Điều này cho thấy cổ phiếu đang trong giai đoạn Downtrend.
Ví dụ như cổ phiếu VNM, chúng ta có thể thấy sau tháng 11 chỉ báo giảm cùng với giá giảm, đồng thời, mỗi khi cổ phiếu giảm giá khối lượng sẽ tăng tức là lực bán rất mạnh và mỗi khi giá hồi phục thì khối lượng thấp. Áp lực bán lúc này đang cao hơn áp lực mua do đó cổ phiếu đang trong giai đoạn Downtrend.
Dự báo sự đảo chiều xu hướng qua phân kỳ
Sự phân kỳ giữa chỉ báo OBV và hành động giá cũng được coi là tín hiệu quan trọng trong xác nhận xu hướng của đường giá.
Khi đường OBV và giá phân kỳ dương: Nếu giá giảm và tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ, nhưng OBV tạo đáy mới cao hơn đáy cũ, đây là tín hiệu phân kỳ dương, báo hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc.
Khi đường OBV và giá phân kỳ âm: Nếu giá tăng và tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, nhưng OBV tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đây là tín hiệu phân kỳ âm, báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc.
Những điểm hạn chế của chỉ báo OBV
Một hạn chế của OBV là nó là một chỉ báo nhanh (Leading Indicator), có nghĩa là chỉ báo có thể tạo ra các tín hiệu mang tính dự báo, nhưng nó diễn giải rất ít về những gì đã thực sự xảy ra dưới dạng các tín hiệu mà nó tạo ra. Do đó, nó dễ tạo ra tín hiệu sai. Vì vậy, các nhà giao dịch có thể cân bằng lại độ nhiễu của chỉ báo OBV bằng cách tạo một chỉ báo chậm (Lagging Indicator) sử dụng dữ liệu của OBV. Ví dụ, thêm một đường trung bình động (MA) vào OBV để tìm kiếm các điểm giao cắt. Hoặc các nhà giao dịch có thể xác nhận một giao dịch phá vỡ của đường giá (Breakout) nếu chỉ báo OBV cũng tạo ra một đột phá đồng thời.
Một lưu ý thận trọng khác khi sử dụng chỉ báo này là khối lượng giao dịch tăng đột biến trong một ngày có thể làm mất hiệu lực của chỉ báo trong một thời gian dài. Chẳng hạn, một tin tức được tung ra bất ngờ, cổ phiếu được thêm vào hoặc loại bỏ khỏi một rổ chỉ số, hay các giao dịch với khối lượng lớn của nhà đầu tư tổ chức có thể khiến chỉ báo tăng đột biến hoặc giảm mạnh, nhưng khối lượng tăng đột biến đó có thể không phải là dấu hiệu xác nhận cho xu hướng.
Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng
Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.
Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.
Happy trading!