Mục lục

04 sai lầm cần tránh khi sử dụng Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) trong giao dịch

Hầu hết các trader có kinh nghiệm đều sẽ sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) tại một số thời điểm nào đó trong quá trình giao dịch của họ. Một số người sẽ chỉ thỉnh thoảng sử dụng nó, trong khi những người khác sẽ sử dụng nó một cách thường xuyên. Nhưng bất kể là bạn sử dụng công cụ này với tần suất như thế nào, điều quan trọng nhất là sử dụng nó đúng cách.

04 sai lầm cần tránh khi sử dụng Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) trong giao dịch

Việc áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật không đúng cách sẽ dẫn đến những kết quả tai hại, chẳng hạn như điểm vào lệnh không tối ưu và các giao dịch thua lỗ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau chỉ ra những sai lầm của các nhà giao dịch khi áp dụng Fibonacci thoái lui trên thị trường tài chính. Những hiểu biết này có thể giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm phổ biến này và gánh thua lỗ không đáng có.

Không “trộn lẫn” các điểm tham chiếu khi vẽ

Khi vẽ Fibonacci thoái lui, bạn nên giữ cho các điểm tham chiếu của mình nhất quán. Vậy nên, nếu bạn đang xét mức giá thấp nhất của một xu hướng bắt đầu từ thân nến, thì mức giá cao nhất để kéo Fibonacci thoái lui lên là phần thân nến ở cuối xu hướng: kéo Fibonacci thoái lui từ thân nến đến thân nến. Tương tự, nếu xét mức giá thấp nhất của một xu hướng bắt đầu từ râu nến, thì mức giá cao nhất để kéo Fibonacci là phần râu nến ở cuối xu hướng: kéo Fibonacci thoái lui từ râu nến đến râu nến.

Nếu bạn trộn lẫn các điểm tham chiếu với nhau, tức là kéo Fibonacci thoái lui từ râu nến đến thân nến, thì có thể dẫn đến sự sai sót trong phân tích. Hãy xem một ví dụ về cặp tiền tệ EUR/CAD (Euro/Đô-la Canada). Hình dưới đây cho thấy sự trình tự, Fibonacci thoái lui được kẻ trên cơ sở râu nến đến râu nến, từ mức cao nhất là 1.3777 đến mức thấp nhất là 1.3344. Điều này đã tạo ra một mức kháng cự rõ ràng tại 1.3511 (Tức mức Fibonacci 38.2%), giá đã có phản ứng giảm khi chạm đến mức Fibonacci thoái lui này và sau đó bị phá vỡ khi cặp tỷ giá tiếp tục tăng.

Ví dụ về Lấy điểm tham chiếu chuẩn để vẽ Fibonacci thoái lui - Râu nến đến Râu nến
Hình 1: Ví dụ về Lấy điểm tham chiếu chuẩn để vẽ Fibonacci thoái lui – Râu nến đến Râu nến

Mặt khác, hình dưới đây cho thấy sự không nhất quán. Fibonacci thoái lui được vẽ bằng cách kéo từ thân nến (1.3742) đến râu nến (1.3344). Dẫn đến mức kháng cự theo tỷ lệ Fibonacci bị các cây nến tăng cắt qua trước khi bắt đầu giảm.

04 sai lầm cần tránh khi sử dụng Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) trong giao dịch
Hình 2: Ví dụ về Lấy sai điểm tham chiếu để vẽ Fibonacci thoái lui – Thân nến đến Râu nến

Bằng cách duy trì cách vẽ Fibonacci thoái lui một cách nhất quán, các mức hỗ trợ và kháng cự theo tỷ lệ vàng sẽ trở nên rõ ràng hơn bằng mắt thường, từ đó các phân tích và nhận định sẽ trở nên hiệu quả và chính xác hơn.

Đừng bỏ qua các xu hướng dài hạn

Các nhà giao dịch mới thường cố gắng đo lường các chuyển động của đường giá trong thời gian ngắn hạn mà không xem xét bức tranh lớn hơn, tổng quan hơn. Quan điểm hạn hẹp này làm cho các cú giao dịch ngắn hạn có thể trở nên sai lầm, với tỷ lệ dẫn đến một giao dịch thua lỗ cao hơn. Hãy nhớ lại bài Lý thuyết Dow và bài hướng dẫn chi tiết về Fibonacci thoái lui, ta sử dụng Fibonacci thoái lui để đo các mức giá mà xu hướng trung cấp có thể tìm về trước khi tiếp tục chuyển động theo xu hướng sơ cấp.

Theo xu hướng dài hạn, nhà giao dịch có thể áp dụng các mức Fibonacci thoái lui chính xác và hiệu quả hơn. Trong hình bên dưới, ta thấy rằng xu hướng dài hạn (Hay xu hướng sơ cấp) của cặp GBP/NZD (Bảng Anh/Đô-la New Zealand) là tăng. Áp dụng Fibonacci thoái lui, ta thấy rằng mức hỗ trợ đầu tiên của cặp tiền này là 2.1015 (Mức Fibonacci 38.2%). Đây là nơi hoàn hảo mà ta có thể quan sát thêm các tín hiệu xác nhận khác để mở vị thế mua (Long position).

04 sai lầm cần tránh khi sử dụng Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) trong giao dịch
Hình 3: Ví dụ về Vẽ Fibonacci thoái lui chuẩn, vẽ theo xu hướng chính

Bức tranh có vẻ rất khác nếu chúng ta nhìn vào nó trong ngắn hạn.

Hình 4: Ví dụ về Vẽ Fibonacci thoái lui chưa chính xác, vẽ theo xu hướng trung cấp
Hình 4: Ví dụ về Vẽ Fibonacci thoái lui chưa chính xác, vẽ theo xu hướng trung cấp

Sau khi cặp tiền tệ tăng giá, chúng ta có thể thấy một cơ hội bán tiềm năng trên khung thời gian 5 phút. Đây chính là cái bẫy. Do không bám vào dài hạn, người bán khống đã áp dụng Fibonacci thoái lui từ mức đỉnh 2.1215 xuống mức thấp 2.1024 (Ngày 11 tháng 2), dẫn đến một vị thế bán khống ở 2.1097 (Mức Fibonacci 38.2%).

Giao dịch bán khống này mang lại cho nhà giao dịch khoản lợi nhuận tốt là 50 pips. Tuy nhiên, nếu như không chốt lời tại thời điểm đó, nhà giao dịch đã phải trả giá bằng một cú tăng ngược lại 400 pips khi đường giá tiếp tục chuyển động theo xu hướng chính. Một kế hoạch giao dịch tốt hơn mà ta nên chuẩn bị đó là tham gia vào một vị thế mua trong cặp GBP/NZD với mức hỗ trợ ngắn hạn là 2.1050.

Đừng chỉ dựa vào Fibonacci

Fibonacci thoái lui có thể cung cấp các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tĩnh đáng tin cậy, nhưng để có được một thiết lập giao dịch hiệu quả, ta cần thêm các tín hiệu xác nhận khác.

Việc áp dụng các công cụ kỹ thuật bổ sung như chỉ báo MACD hoặc Stochastic sẽ cung cấp thêm sự xác nhận (Confirmation) cho các thiết lập giao dịch. Từ đó, xác suất chiến thắng từ các giao dịch có thể tăng lên đáng kể.

Trong hình bên dưới, chúng ta thấy sự giảm điều chỉnh trung hạn của cặp tiền tệ Euro/Đô-la New Zealand. Từ ngày 10 tháng 1 năm 2011, tỷ giá hối đoái cặp EUR/NZD đã tăng lên mức cao nhất là 2.1250 trong gần hai tuần. Áp dụng công cụ Fibonacci thoái lui, ta thấy đường giá giảm về mức điều chỉnh 38.2% tức 2.1149 (Từ đỉnh 2.1250) vào ngày 30 tháng 1. Sau khi giá chạm về mức thoái lui, ta nhận thấy rằng chỉ báo Stochastic cũng xác nhận động lượng đang rơi vào vùng quá bán. Một nhà giao dịch mở vị thế mua tại thời điểm này sẽ kiếm được 50 pips lợi nhuận, khi giá tăng từ 2.1149 lên 2.1200 trong vài ngày tới.

Hình 5: Ví dụ về Kết hợp Fibonacci thoái lui và chỉ báo Stochastic trong giao dịch
Hình 5: Ví dụ về Kết hợp Fibonacci thoái lui và chỉ báo Stochastic trong giao dịch

Sử dụng Fibonacci cho giao dịch ngắn hạn

Việc giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối rất thú vị. Bởi thị trường này có tính biến động rất cao. Tuy nhiên, đi cùng với sự thú vị đó là những rủi ro thua lỗ nếu bạn không chuẩn bị thật kĩ trước khi quyết định vào lệnh.

Vì thị trường có tính biến động cao, nên việc áp dụng Fibonacci thoái lui trong khung thời gian (Timeframe) ngắn là không hiệu quả. Sử dụng khung thời gian càng ngắn, các mức thoái lui càng kém tin cậy. Sự biến động cao có thể dễ dàng bóp méo các mức hỗ trợ và kháng cự theo Fibonacci thoái lui, khiến nhà giao dịch rất khó chọn ra mức nào có thể sử dụng để giao dịch. Chưa kể trong ngắn hạn, các tình huống quét thanh khoản diễn ra trong thị trường là rất phổ biến. Điều này có thể khiến việc đặt mức dừng lỗ hoặc chốt lời trở nên đặc biệt khó khăn bởi sự chuyển động của thị trường có độ nhiễu cao. Chỉ cần nhìn vào ví dụ về cặp tỷ giá Đô-la Canada/Yên Nhật bên dưới.

04 sai lầm cần tránh khi sử dụng Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) trong giao dịch
Hình 6: Ví dụ về độ nhiễu của thị trường trong khung thời gian ngắn hạn

Trong hình trên, nếu ta cố gắng áp dụng Fibonacci thoái lui cho biến động giá trong khung thời gian 3 phút trên biểu đồ tỷ giá hối đoái CAD/JPY. Ở đây sự biến động của đường giá rất cao, điều này tạo ra các cây nến với râu rất dài, các mức Fibonacci thoái lui cách nhau trung bình chỉ 6 pips, khiến cho những phân tích về hành động giá tại các mức kháng cự hỗ trợ lúc này trở nên khó khăn và thiếu chính xác hơn.

Hãy nhớ rằng, giống như trong bất kỳ các khảo sát thống kê nào khác, dữ liệu quan sát được sử dụng càng nhiều thì phân tích càng chính xác và hiệu quả. Sử dụng các khung thời gian lớn hơn khi áp dụng Fibonacci thoái lui có thể cải thiện độ tin cậy và hiệu quả tại các mức tỷ lệ vàng.

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed