Mục lục

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Đường MACD là gì? Tất tần tật về Chỉ báo kỹ thuật MACD

Bài viết này sẽ giải thích Đường MACD hay Chỉ báo kỹ thuật MACD (Moving Average Convergence Divergence) – Đường trung bình động hội tụ phân kỳ là gì, cũng như cách nhà giao dịch cổ phiếu sử dụng nó để thực hiện các chiến lược giao dịch.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về các cấu phần của đường MACD trên biểu đồ và cách ta có thể đọc nó để sử dụng trong giao dịch.

Chỉ báo kỹ thuật MACD là gì?

Chỉ báo MACD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. Chỉ báo MACD rất được các nhà giao dịch ưa thích bởi nó cung cấp “Sự xác nhận” (Confirmation) cho hành động giá. Chúng ta sẽ đi sâu vào các phần sau để hiểu rõ hơn nhé.

Có 3 thành phần chính cấu tạo nên Chỉ báo kỹ thuật MACD:

  1. Đường MACD được tính bằng hiệu của 2 đường EMA:  EMA(12) – EMA(26).
  2. Đường tín hiệu (Signal Line): là đường EMA(9) của đường MACD.
  3. Biểu đồ Histogram: Là biểu đồ được tính dựa trên hiệu của Đường MACD và Đường tín hiệu: Đường MACD – Đường tín hiệu.

Các cách sử dụng đường MACD

Chỉ báo kỹ thuật MACD là một công cụ đa năng. Có 3 cách để có thể sử dụng chỉ báo MACD như sau:

  1. Xác định xu hướng và tín hiệu mua bán bằng MACD.
  2. MACD Phân kỳ/ Hội tụ (Hay còn gọi là Phân kỳ âm/ Phân kỳ dương).
  3. Biểu đồ Histogram.

Chúng ta sẽ cùng bàn về cả 3 cách sử dụng Chỉ báo MACD dưới đây.

Xác định xu hướng bằng đường MACD

Phương pháp chính để đọc chỉ báo MACD là sử dụng các điểm giao cắt của đường trung bình động.

Khi đường EMA ngắn hạn – EMA(12) cắt lên đường EMA dài hạn – EMA(26) đây là một chỉ báo cho xu hướng tăng, và ngược lại.

Ta hãy nhớ rằng, Đường MACD (Đường màu xanh nước biển) được cấu thành từ hiệu của Đường EMA(12) – Đường EMA(26). Chính vì vậy:

  1. Khi đường EMA(12) cắt lên đường EMA(26), Đường MACD sẽ cắt lên đường Zero. Báo hiệu xu hướng giá tăng.
  2. Khi đường EMA(12) cắt xuống đường EMA(26), Đường MACD sẽ cắt xuống đường Zero. Báo hiệu xu hướng giá giảm.
Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 1: Sử dụng đường MACD để xác định xu hướng

Xác định tín hiệu mua/bán bằng MACD

Khi đường MACD và đường Tín hiệu cắt nhau là trường hợp cơ bản nhất mà các nhà giao dịch cần lưu ý để thực hiện giao dịch với đường MACD hiệu quả nhất.

  • Tín hiệu Mua tiềm năng xuất hiện khi Đường MACD (Đường màu xanh nước biển) cắt lên Đường Tín hiệu (Đường màu cam).
  • Tín hiệu Bán tiềm năng xuất hiện khi Đường MACD (Đường màu xanh nước biển) cắt xuống Đường Tín hiệu (Đường màu cam).
Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
 Hình 2: Ví dụ về tín hiệu Mua & Bán theo Sự giao cắt của Đường MACD và Đường Signal

Tín hiệu phân kỳ MACD

Tín hiệu Phân kỳ có thể báo hiệu cho nhà giao dịch đóng vị thế Mua hoặc Bán trước khi lợi nhuận bị suy giảm thậm chí là cuốn trôi.

Phân kỳ Âm (Bearish/ Negative Divergence): Xảy ra khi chỉ báo MACD báo hiệu đường giá có thể sẽ suy giảm (MACD tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) nhưng giá của cổ phiếu, hàng hóa, hay cặp tiền tệ đó vẫn tiếp tục di chuyển theo xu hướng tăng (Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước). Phân kỳ Âm cho thấy chỉ báo MACD không xác nhận sự gia tăng của hành động giá, đồng thời báo hiệu sự đảo chiều giảm giá tiềm năng có thể sẽ xảy ra.

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 3: Ví dụ về Phân kỳ Âm

Phân kỳ Dương (Bullish/ Positive divergence): Xảy ra khi chỉ báo MACD báo hiệu giá của cổ phiếu, hàng hóa, hay cặp tiền tệ có thể tạo đáy hoặc tăng giá (MACD tạo đáy sau cao hơn đáy trước) nhưng đường giá vẫn đang duy trì xu hướng giảm (Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước). Phân kỳ Dương cho thấy chỉ báo MACD không xác nhận sự suy giảm của hành động giá, đồng thời báo hiệu sự đảo chiều tăng giá tiềm năng có thể sẽ xảy ra.

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 4: Ví dụ về Phân kỳ Dương

Cách đọc biểu đồ Histogram trong MACD

Biểu đồ Histogram được tính dựa trên sự chênh lệch giữa Đường MACD và Đường Signal. Khi tìm hiểu về Histogram trong chỉ báo kỹ thuật MACD, có 2 thuật ngữ vô cùng quan trọng mà ta cần nắm được: đó là sự Phân kỳ & Hội tụ của Histogram.

Sự Hội tụ của Histogram

Khi Histogram hội tụ, Đường MACD sẽ di chuyển gần về phía Đường Tín hiệu.

Đồng thời, chiều cao của Histogram dần bị thu ngắn lại. Điều này xảy ra khi giá cổ phiếu, hàng hóa hay tiền tệ có sự thay đổi xu hướng hoặc xu hướng tăng giá dần bị chững lại.

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 5: Ví dụ về Sự Hội tụ của biểu đồ Histogram

Sự Phân kỳ của Histogram

Khi Histogram phân kỳ, khoảng cách giữa Đường MACD và Đường Tín hiệu sẽ loe rộng ra.

Đồng thời, chiều cao của Histogram tăng dần (Dù theo chiều dương hay chiều âm). Việc Histogram Phân kỳ cho tín hiệu xác nhận xu hướng tăng (Histogram dương) hay xu hướng giảm (Histogram âm) của đường giá đang mạnh dần.

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 6: Ví dụ về Sự Phân kỳ của biểu đồ Histogram

Xác định đỉnh và đáy của thị trường với Histogram

Trong Hình 7, chữ “T” thể hiện biểu đồ Histogram tạo đỉnh. Ngược lại, chữ “B” thể hiện biểu đồ Histogram tạo đáy.

Chú ý vào các ví dụ trong Hình 7, ta có thể thấy sự tương quan chặt chẽ giữa đỉnh và đáy của biểu đồ Histogram so với đỉnh và đáy của đường giá.

Xác định tín hiệu vào lệnh tiềm năng khi sử dụng biểu đồ Histogram

Tín hiệu Mua xuất hiện khi MACD Histogram nằm dưới Đường Zero (Zero Line) và bắt đầu hội tụ dần về Đường Zero.

Tín hiệu Bán xuất hiện khi MACD Histogram nằm trên Đường Zero (Zero Line) và bắt đầu phân kỳ so với Đường Zero.

Đường MACD là gì? Tất tần tật về chỉ báo kỹ thuật MACD
Hình 7: Tín hiệu Mua & Bán với Histogram

Lưu ý: Các tín hiệu trên mang tính rủi ro cao. Nhà giao dịch có thể chờ cho tới khi biểu đồ Histogram di chuyển về 0, nhưng khi đó tín hiệu sẽ tương tự như sự giao cắt đường trung bình động của MACD.

Ngoài việc đưa ra các tín hiệu giao dịch Mua & Bán, chỉ báo kỹ thuật MACD còn có thể được sử dụng để cảnh báo dấu hiệu đảo chiều xu hướng của giá cổ phiếu, hàng hóa, hay cặp tiền tệ.

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed