Mục lục

BMI – VỊNH TRÁNH BÃO

Tổng quan doanh nghiệp BMI

BMI

BMI – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Hose) luôn là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Công ty vận hành 3 mảng kinh doanh chính: bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.

Quy mô và lợi thế cạnh tranh

BMI là công ty bảo hiểm lớn nhất lớn thứ 4 của Việt Nam với 7,7% thị phần, theo số liệu tính đến đầu 2021, với mạng lưới gồm 19 phòng ban chức năng, 1 trung tâm Đào tạo, 2 trung tâm Bồi thường, 62 công ty thành viên trên toàn quốc và 4.249 đại lý.

BMI được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế A.M.Best đánh giá mức tài chính tốt 5 năm liên tiếp ghi nhận uy tín và năng lực tài chính vững mạnh, ổn định.

Kết quả kinh doanh hiện tại

Kết thúc quý 3/2021, LNST của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đạt 52.181 triệu đồng, giảm 22.4% so với lợi nhuận sau thuế của Q3/2020. Nguyên nhân chủ yếu trong quý 3/2021, dịch Covid19 bùng phát lần thứ 4, nhiều tỉnh thành trong cả nước áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Bảo Minh. Kết quả tình hình doanh thu bị giảm sút YoY, cụ thể doanh thu phí bảo hiểm gốc Q3/2021 chỉ bằng 93,3% YoY; doanh thu phí bảo hiểm thuần giảm 7,3% YoY.

KQKD hợp nhất cho 9 tháng đầu năm 2021 với tổng phí bảo hiểm gộp đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (+2,7% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 188 tỷ đồng (+18,9% YoY). Lợi nhuận tăng chủ yếu là do:

  • Chi phí HĐKD bảo hiểm giảm 3,5% YoY.
  • Chi phí bồi thường và dự trữ giảm 2,4% YoY.

Thu nhập tài chính thuần tăng 13,8% YoY, phần nào bị ảnh hưởng thu nhập ròng giảm 2,2% YoY.
Tổng phí bảo hiểm gốc 9 tháng đầu năm 2021 đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+2,2% YoY) với con số quý 3 là 1,0 nghìn tỷ đồng (-6,7% YoY). Phí bảo hiểm thuần (NWP) 9 tháng năm 2021 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (-1,3% YoY).

  • Tỷ lệ kết hợp hợp nhất trong 9 tháng năm 2021 đạt 97,7% với tỷ lệ thất thoát và tỷ lệ chi phí lần lượt là 33,4% (+0 điểm % YoY) và 64,3% (-1,4 điểm % YoY).
  • Thu nhập tài chính thuần 9 tháng năm 2021 đạt 158 tỷ đồng (+13,8% YoY). Thu nhập tài chính thuần riêng trong quý 3/2021 đạt 54 tỷ đồng, giảm 10,5% YoY. Con số 9 tháng đầu năm 2020 được cải thiện bởi cổ tức nhận được từ Công ty Bảo hiểm Liên hợp Việt Nam (UIC) và Vinare (VNR) trong quý 3/2020.

Luận điểm giao dịch

  • Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và AXA dự kiến thoái toàn bộ 67,3% cổ phần.
  • Dự thảo luật bảo hiểm mới với những yêu cầu về vốn có thể thúc đẩy câu chuyện tăng vốn chung của các doanh nghiệp trong ngành.
  • Cơ cấu danh mục đầu tư của BMI với 96% tiền gửi, 4% đầu tư vào cổ phiếu. Thị trường chứng khoán sôi động giúp hoạt động đầu tư tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Tỷ lệ thất thoát được kiểm soát tốt để hỗ trợ lợi nhuận.
  • Việc nới “room” cho NĐT nước ngoài có thể giúp các công ty bảo hiểm được định giá lại.

Ngoài ra, Việt Nam luôn nằm trong Top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cao nhất thế giới, với tăng trưởng trung bình hàng năm luôn trên 9,3%. Tuy liên tục ghi nhận tăng trưởng cao, nhưng tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam vẫn có rất thấp, chỉ ở mức 2,7% nếu tính đến năm 2019 (phi nhân thọ là 0,8%, nhân thọ là 1,9%), thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực (trung bình ở mức 3,3%). Theo đó, khi đại dịch COVID-19 đi qua, ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ nhanh chóng quay trở lại mức tăng trưởng trung bình 15% trong giai đoạn trước, trong khi bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ được mức tăng trưởng cao 25-30%/năm.

Yếu tố rủi ro

  • Các rủi ro khó lường trước có thể khiến tỷ lệ bồi thường tăng cao.
  • Mức sụt giảm của thị trường chứng khoán và việc cắt giảm thêm lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tài chính.

Định giá

BMI đang có mức định giá P/E 22.93, P/B 1.91, cao hơn mức P/E trung bình ngành Bảo hiểm 20.87 và P/B trung bình ngành 1.21

Happy Trading!

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed