Mục lục

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán
Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Liệu lịch sử về những bong bóng chứng khoán có tái diễn? Thị trường chứng khoán vừa có một thời kỳ bùng nổ. VN-index từ tháng 04 năm 2020 đến nay đã tăng khoảng hơn 130%, hơn 880 điểm liên tiếp vượt những đỉnh lịch sử. Thị trường liệu có còn tăng tiếp hay sẽ bước vào những ngày tồi tệ giảm điểm liên tiếp?

Nếu như bạn là một nhà đầu tư, chắc hẳn bạn sẽ không muốn mất tiền bởi các bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng trong chứng khoán là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được dấu hiệu về bong bóng chứng khoán? 

Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc về bong bóng chứng khoán ở trên.

Bong bóng chứng khoán là gì?

Bong bóng chứng khoán được hiểu là sự tăng giá rất mạnh của cổ phiếu vượt xa giá trị thực của nó. Bong bóng này hình thành do nhu cầu đột biến trong ngắn hạn của các nhà đầu tư đối với loại cổ phiếu nào đó. Nó vượt qua sự lạc quan về một thị trường đang tăng và nỗi sợ bị bỏ lỡ khi những nhà đầu tư khác kiếm về lợi nhuận khổng lồ.

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoánMột trong những bong bóng chứng khoán mà chắc hẳn những nhà đầu tư của thập niên 90 không thể quên được đó chính là bong bóng công nghệ Dotcom.

Tại thời điểm đó, rất nhiều nhà đầu tư bị lôi cuốn bởi sự điên cuồng trên Internet.

Chỉ hơn một năm, họ liên tục đổ tiền vào các doanh nghiệp phát triển dựa trên nền tảng web, đưa chỉ số Nasdaq lên khoảng 200%. Sự gia tăng được thúc đẩy hàng tỷ USD đổ vào những cổ phiếu bong bóng của các công ty Internet và sản xuất phần mềm nhưng không sinh lời. Nhưng “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, bong bóng đã vỡ tung vào đầu năm 2000. Chỉ số Nasdaq sụt giảm khoảng 80% trong vài năm sau đó.

Bong bóng chứng khoán gồm những giai đoạn nào?

Theo nhà kinh tế học Mỹ Hyman Minsky bong bóng chứng khoán chia thành năm giai đoạn:

Giai đoạn 1: Dịch chuyển

Giai đoạn này diễn ra khi các nhà đầu tư bắt đầu bị “mờ mắt” bởi một mẫu hình mới, như một sản phẩm, công nghệ mới, một mức lãi suất thấp – hoặc bất cứ điều gì khiến họ quan tâm.

Giai đoạn 2: Bùng nổ

Giá bắt đầu tăng từ từ, nhưng sau đó có đà tăng cao khi càng nhiều nhà đầu tư bị thu hút tham gia thị trường. Điều này là tiền đề cho sự bùng nổ. Trạng thái tâm lý giao dịch chung là nỗi sợ không kịp tham gia vào thị trường, nhiều người bị FOMO khiến càng nhiều người tham gia vào việc mua cổ phiếu.

Giai đoạn 3: Mê loạn

Khi mọi người rơi vào trạng thái hưng phấn và giá cổ phiếu tăng vọt, không ai còn quan tâm đến cẩn thận nữa họ bất chấp tất cả. Lý thuyết “sự điên rồ tăng dần” có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thị trường.

Giai đoạn 4: Chốt lời

Dự đoán khi nào bong bóng vỡ là công việc không dễ dàng và cực kỳ rủi ro đối với danh mục của nhà đầu tư, vì thị trường có thể điên khùng vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Một khi bong bóng vỡ thì nó sẽ không thể nào phục hồi. Song, những ai có thể nhận biết các dấu hiệu sẽ cốt được những khoản lời bằng việc bán cổ phiếu.

Chúng ta cần lưu ý rằng chỉ cần một động thái tương đối nhỏ cũng có thể làm giọt nước tràn ly. Nhưng đôi khi có một luồng khí mới thổi vào, khiến bong bóng tiếp tục bị phồng lên. Ví dụ, Tháng 08 năm 2007, ngân hàng Pháp BNP Paribas ngừng rút tiền từ 03 quỹ đầu tư có chứa thế chấp dưới chuẩn Mỹ do ngân hàng này không thể định giá phần nắm giữ này. Mặc dù diễn biến này khi đó ban đầu gây hoang mang trên thị trường tài chính, nhưng nó ngó lơ trong vài tháng sau, khi thị trường chứng khoán toàn cầu lập đỉnh cao mới. Sự kiện tương đối nhỏ trước đó khi nhìn lại thực sự là một dấu hiệu cảnh báo về thời kỳ đen tối sẽ diễn ra sau đó.

Giai đoạn 5: Hoảng loạn

Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu bị đảo ngược hoàn toàn và lao dốc nhanh như lúc nó tăng giá. Những người tham  gia thị trường lúc này phải đối mặt với các yêu cầu tăng đặt cọc (margin call) và tổng giá trị danh mục của họ thì giảm mạnh. Do đó, họ muốn bán cổ phiếu với bất kỳ giá nào. Cung vượt quá cầu và giá cổ phiếu lao dốc.

Bong bóng chứng khoán ở Việt Nam năm 2007

Ngày 01/03/2007 theo báo cáo của IMF, khi đó HOSE chỉ có 107 mã, trên thị trường đang có 17 cổ phiếu (tương ứng với 16% số cổ phiếu trên thị trường) có P/E lớn hơn 43,24 lần; 46 cổ phiếu (tương ứng với 43% số cổ phiếu trên thị trường) có P/E lớn hơn 20 lần.

Ngày 12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm. Từ mức chỉ 300 điểm thời kỳ đầu năm 2006 thì chỉ hơn 1 năm sau, VN-Index đã tăng gấp khoảng 3,9 lần. Nếu như năm 2006 vốn hoá thị trường chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì đến năm 2007 đã đạt mức 40% GDP.

Vào giai đoạn những năm 2006 – 2007, người ta ví thị trường chứng khoán là cơn sóng thần, người người nhà nhà đua nhau đi đầu tư chứng khoán. Câu chuyện đầu tư chứng khoán len lỏi từ quán trà đá ra đến chợ và cả trong bữa cơm gia đình. Thời điểm đó, nhắm mắt mua cổ phiếu là có lãi bất kể cổ phiếu nào. Kiếm tiền trên thị trường là quá dễ dàng với mọi người. Và họ có lãi như một lẽ tất nhiên.

Nguyên nhân chính của sự lập đỉnh đó là do làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước, và tiêu biểu là Bảo Việt, Vietcombank, Đạm Phú Mỹ,… Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô, chính sách tiền tệ, sự kiện gia nhập WTO của Việt Nam cũng phần nào giúp thị trường tăng lên đỉnh.

Năm 2007, một vài tổ chức tín dụng lớn ở Mỹ nộp đơn phá sản. Người dân lo sợ, chen lấn đi rút tiền, ngân hàng “khát” tín dụng. Cuộc rối loạn như bệnh truyền nhiễm lan rộng ra nhiều nước khác.

2008 trở thành năm đên tối của thị trường chứng khoán, Ngân hàng Đầu tư Lehman Brother – tổ chức tài chính và lâu đời bậc nhất ở Mỹ – tuyên bố phá sản, “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuối năm VN-Index giảm hơn 605 điểm (-65%) so với phiên đầu năm, xuống chỉ còn hơn 315. Tỉ lệ lạm phát Việt Nam tăng chóng mặt.

Hàng loạt cổ phiếu giảm giá sàn, sự sợ hãi lan tràn, tâm lý bầy đàn ai cũng bán nhưng trắng mua, cổ phiếu mất thanh khoản, hầu hết không thoát được ra khỏi thị trường, nhà đầu tư lỗ 70-80% vốn là bình thường. Nhiều mã rớt xuống giá 3.000-5.000 đồng, cổ phiếu “trà đá” xuất hiện như nấm sau mưa.

Những người không có nền tảng kiến thức vững về thị trường chứng khoán cũng như bong bóng chứng khoán đều phải chịu một cái giá đắt, lỗ nặng nề, thậm chỉ trắng tay.

Các công ty chứng khoán liên tục bán giải chấp, thị trường tụt dốc không phanh. Thậm chí ngày 05/03/2008 nhiều nhà đầu tư còn đến Uỷ ban Chứng khoán biểu tình song “một con chim én không thể làm nên mùa xuân”.

Ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của cổ phiếu trên sàn HOSE đã phải hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2%. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu để bình ổn bình ổn. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động dừng giải chấp cùng với việc kêu gọi công ty mua cổ phiếu quỹ.

Song với tất cả những nỗ lực đó VN-Index chỉ tăng được chục phiên, sau đó lại tiếp tục giảm giá, ba tháng sau VN-Index  còn chưa đến 370 điểm. Đến tháng 02/2009 VN-Index ở khoảng 240 điểm.

Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007  giai đoạn này những người thật sự tỉnh táo nhận được món hời khủng thì khan hiếm như lá mùa thu, và mất trắng tay lại là chuyện hiển nhiên.

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán
Bong bóng chứng khoán

Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007  giai đoạn này những người thật sự tỉnh táo nhận được món hời khủng thì khan hiếm như lá mùa thu, và mất trắng tay lại là chuyện hiển nhiên.

Bong bóng chứng khoán dưới góc độ hành vi và lý thuyết “kẻ ngốc hơn”

Bong bóng chứng khoán dưới góc độ hành vi 

Hiện tượng bong bóng chứng khoán xảy ra đồng nghĩa với việc giá cả hàng hoá sẽ tăng trưởng một cách chóng mặt. Lúc đó, giới truyền thông thông tin lao vào thêm bớt thông tin. Nào là các chàng trai giàu có sau một đêm ngủ dậy, nhà đầu tư F0 nhân đôi tài khoản trong vài tháng, nền kinh tế đang phát triển mạnh,… Từ đó càng thúc đẩy tỷ lệ người tham gia đầu tư để thu lợi nhuận khủng. Đối với các nhà đầu tư cũ ban đầu còn e dè nhưng sau cũng không kiềm chế được trước tốc độ tăng của lợi nhuận mà đổ thêm tiền vào để đầu tư

Khiến cho thị trường tăng giá nhanh và đột ngột. Bạn hãy thử nghĩ đi khi ban đầu bạn chỉ có 100 – 200 triệu, nhưng sau mỗi ngày thức dậy bạn có thêm 10-20 triệu bạn sẽ cảm thấy thế nào? Rồi càng về sau số tiền lãi càng được nhân lên mỗi ngày, thời điểm đó nhiều người sẽ bị mù quáng mà quên mất đi sự xuất hiện của bong bóng chứng khoán. Bạn phải luôn giữ cho mình một tinh thần thật tỉnh táo và chớp thời cơ khi đối diện với thị trường cũng như bong bóng chứng khoán, để không biến mình thành những con thú hoang.

Lý thuyết kẻ ngốc hơn

Con người chúng ta luôn luôn có lòng tham muốn trở lên thật giàu có, đồng thời luôn ghen ghét đố kị với những người giỏi hơn mình, giàu hơn mình. Đó chính là lý do tại sao có sự xuất hiện của lý thuyết kẻ ngốc hơn.

Có rất nhiều người tham gia trên thị trường tiền ảo như bitcoin, coin,.. có những ngày lợi nhuận tăng lên một cách khủng khiếp. Nhiều người trong số họ thấy được rằng trước sau gì thì thị trường đó cũng tan, thậm chí về mo nhưng thay vì rút lui thì họ lại tiếp tục bơm tiền vào. Điều đó cho thấy rõ nhận thức và hành vi xung đột với nhau, bởi ở đâu đó trong đầu họ vẫn nghĩ rằng bản thân sẽ rút lui vào đúng lúc, đúng thời điểm và tránh được cái rủi ro khi thị trường sập. Nghĩ đến việc được nhân ba, nhân bốn thậm chí nhiều hơn vậy chỉ trong vài ngày, đồng thời có thể rụt tay kịp thời trước khi nó vỡ là một điều tuyệt vời.

  Ai cũng nghĩ mình thông minh vậy ai là kẻ ngu ngốc?

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Làm thế nào để không bị cuốn vào bong bóng chứng khoán?

  • Nhận thức rõ về hậu quả xảy ra khi bong bóng vỡ.
  • Nhận biết được dấu hiệu của bong bóng chứng khoán.
  • Và… hãy biết đủ!

Điều gì sẽ xảy ra khi bong bóng chứng khoán bị vỡ?

Bong bóng chứng khoán là gì? Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Điều gì sẽ xảy ra khi bong bóng chứng khoán bị vỡ?

Bong bóng chứng khoán vỡ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của cổ phiếu. Lúc này thị trường sẽ xuất hiện hiệu ứng dây truyền sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đua nhau bán hết cổ phiếu để rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán. Những hành động này xảy ra cùng một lúc, cộng hưởng thành những làn sóng bán ồ ạt trong khi trắng mua hoặc có rất ít cầu mua vào, kết quả là danh mục của các nhà đầu tư lỗ trầm trọng.

Những dấu hiệu bong bóng của thị trường chứng khoán

Giá cổ phiếu tăng phi mã

Một bong bóng luôn liên quan đến một đợt giá tăng nóng.

Song không phải một đợt tăng giá mạnh luôn hàm ý là sẽ có bong bóng xảy ra, do trước đó cổ phiếu bị định giá thấp.

Vì vậy bong bóng xảy ra khi việc định giá vượt lên trên các mức trung bình trong quá khứ (căn cứ vào dữ liệu lịch sử để làm mốc so sánh).

Các nhà đầu tư có thể sử dụng hệ số P/E để đánh giá.

Mức độ tăng giá có thể cung cấp chúng ta manh mối để xác định xác suất khả năng bong bóng xuất hiện.

Nền kinh tế liên tục tăng trưởng qua nhiều năm

Bong bóng kinh tế thường xuất hiện sau vài năm tăng trưởng kinh tế vững chắc khiến cho niềm tin của các nhà đầu tư rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng ngày càng cao.

Ví dụ, bong bóng chứng khoán Mỹ những năm của thập niên 90 xuất hiện trong 03 năm cuối cùng của một giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong 9 năm liền, đồng thời cũng ngay sau giai đoạn 15 năm thị trường chứng khoán tăng mạnh.

Sự xuất hiện của những yếu tố mới

Một đặc điểm nữa của bong bóng thường xuất hiện đó là một sự thay đổi phát triển nào đó trong nền kinh tế, nuôi dưỡng niềm tin cho sự tăng giá.

Trong thập niên 1990, đó là sự xuất hiện của máy tính, xu hướng làm việc qua mạng, làm tăng năng suất của nền kinh tế Mỹ.

Sự quan tâm của công chúng và truyền thông

Công chúng và truyền thông ngày càng quan tâm đến thị trường, điều này được phản ánh qua các kênh tin tức đại chúng.

Nhiều tin tức nhấn mạnh đến khía cạnh giật gân, khi những đợt tăng nóng trên thị trường khiến nhiều người phất lên nhanh chóng chỉ sau một đêm.

Một luồng thông tin khác lại đề cập đến nguy cơ bong bóng và những rủi ro đi kèm, phê phán các nhà đầu cơ và đôi khi là cả những cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho bong bóng xuất hiện.

Chẳng hạn, vào cuối những năm 90 các tờ báo tên tuổi như The Economist và Financial Times thường xuyên phát điệp khúc về bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ. Khi bong bóng bị vỡ, họ đã rất hài lòng với dự báo của mình.

Và điều quan trọng cuối cùng là…

Trong mọi hoàn cảnh, bạn phải luôn hiểu được giá trị thực của doanh nghiệp đang ở đâu. Chỉ có như vậy mới giúp bạn kinh qua được những đợt khủng hoảng suy thoái.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed