Mục lục

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) trong đầu tư là gì?

Thị trường chứng khoán đang tăng mạnh, bạn nhìn thấy rất nhiều người bạn của mình đang kiếm được những khoản lợi nhuận lớn và hàng ngày post status khoe lãi (đó chính xác là những gì đã xảy ra trong giai đoạn thị trường 2021-2021). Nếu như bạn cảm thấy thoải mái với việc không kiếm được tiền, vì rõ ràng là bạn không có kiến thức về thị trường này, thì xin được chúc mừng bạn, bạn là một con người lý trí. Tuy nhiên, cảm giác của đa số mọi người sẽ là bồn chồn, tò mò, cảm thấy bị kích thích muốn đầu tư ngay – và nếu bạn đang nằm trong số đó, thì có thể bạn đang bị FOMO rồi đấy. 

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) trong đầu tư là gì?

FOMO – Fear of Miss Out – là một trong những hiện tượng tâm lý phổ biến nhất của thời đại kỹ thuật số hiện đại. Theo thống kê, FOMO có ảnh hưởng đến 70% thế hệ trẻ, và tất nhiên nó cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động giao dịch của chúng ta trên thị trường chứng khoán.

Cảm giác sợ bị bỏ lỡ có thể dẫn đến việc tham gia giao dịch một cách thiếu suy nghĩ hoặc đóng giao dịch vào những thời điểm không thích hợp, và đó chính xác là những gì chúng ta đang làm hàng ngày. Nó thậm chí có thể khiến các trader mạo hiểm với số vốn quá lớn mà thiếu đi sự nghiên cứu cẩn thận, hoặc phải chạy theo tâm lý bầy đàn. Đối với một số người, cảm giác về FOMO được tạo ra khi thị trường biến động với nhịp độ nhanh và mạnh, tạo cảm giác như có rất nhiều thứ để bỏ lỡ.

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do tại sao nó xảy ra, chúng ta sẽ cùng nhau xác định các nguyên nhân và cách chúng có thể ảnh hưởng đến thành công của một trader. Có nhiều mẹo khác nhau về cách vượt qua nỗi sợ hãi và những cảm xúc khác có thể ảnh hưởng đến tính nhất quán trong giao dịch – một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các nhà giao dịch thành công.

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) trong đầu tư là gì?
Bạn có đang bị FOMO không

FOMO trong giao dịch là gì?

FOMO trong giao dịch là nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường và là một vấn đề phổ biến mà hầu hết các nhà giao dịch sẽ trải qua trong sự nghiệp. FOMO có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ các nhà giao dịch mới đến các nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp.

Những tiến bộ trong thời đại thông tin cho phép chúng ta tiếp cận chưa từng có với cuộc sống của người khác, FOMO là một hiện tượng phổ biến. Nó bắt nguồn từ cảm giác rằng các nhà giao dịch khác thành công hơn và nó có thể gây ra kỳ vọng quá cao, thiếu quan điểm dài hạn, quá tự tin / quá ít tự tin và không sẵn sàng chờ đợi.

Cảm xúc thường là động lực chính thúc đẩy FOMO. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch bỏ qua kế hoạch giao dịch và vượt quá hạn mức rủi ro hợp lý. Những cảm xúc chung trong giao dịch có thể tạo ra hiệu ứng FOMO bao gồm:

  • Tham lam
  • Nỗi sợ hãi
  • Sự phấn khích
  • Thiếu kiên nhẫn

Những yếu tố kích hoạt một giao dịch FOMO

FOMO là một cảm giác bên trong, nhưng là một cảm giác có thể gây ra bởi một loạt các tình huống. Một số yếu tố bên ngoài có thể dẫn đến việc các giao dịch gặp phải FOMO là:

Khi thị trường biến động mạnh

FOMO xảy ra ở các thị trường tăng/giảm giá mạnh, nơi mọi người muốn bắt kịp xu hướng – nó có thể xâm nhập vào tâm lý của chúng ta khi có sự chuyển động của thị trường theo bất kỳ hướng nào. Không nhà giao dịch nào muốn bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời tốt.

Sau một chuỗi thắng lớn

Phấn khích với những chiến thắng gần đây, bạn có thể dễ dàng nhận ra những cơ hội mới và lao vào chúng. Không sao cả, vì mọi người khác cũng đang làm điều đó, phải không? Thật không may, chuỗi chiến thắng không kéo dài mãi mãi.

Vòng lặp thua lỗ

Các nhà giao dịch có thể kết thúc trong một vòng luẩn quẩn: vào một vị thế, sợ hãi, đóng lệnh, sau đó tham gia lại một giao dịch khác khi lo lắng và thất vọng nảy sinh về lệnh thua lỗ trước đó. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tổn thất và chi phí giao dịch lớn hơn.

Đám đông và mạng xã hội

Sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông xã hội và giao dịch có thể gây hại cho cảm xúc của bạn, khi ở đó mọi người đều trông có vẻ như đang thành công trong giao dịch. Bạn có cảm thấy “nóng mắt” khi bắt gặp hình ảnh các nhà đầu tư “show lãi” tài khoản trên các group facebook, zalo?

Thông qua ảnh hưởng đối với các nhà giao dịch ở cấp độ cá nhân, FOMO có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cả thị trường. Thị trường chuyển động có thể được thúc đẩy bởi cảm xúc – các nhà giao dịch tìm kiếm cơ hội và tìm kiếm các điểm vào lệnh khi họ nhận thấy một xu hướng mới đang hình thành.

Biểu đồ bên dưới có thể là một ví dụ tốt, bạn có thấy bị thôi thúc bởi một cổ phiếu tăng trần liên tiếp vài chục phiên, để rồi đu đỉnh?

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) trong đầu tư là gì?
FOMO đu đỉnh và trái đắng

Một số mẹo vượt qua cảm giác FOMO

Vượt qua FOMO bắt đầu bằng sự tự chủ cao hơn và hiểu được tầm quan trọng của kỷ luật cũng như quản lý rủi ro trong giao dịch. Mặc dù không có giải pháp đơn giản nào để ngăn chặn cảm xúc tác động đến giao dịch và ngăn chặn hoàn toàn FOMO, nhưng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt và giao dịch hiệu quả hơn.

  • Sẽ luôn có một giao dịch khác. Cơ hội giao dịch giống như đợi xe buýt vậy – một cơ hội khác sẽ luôn xuất hiện phía sau. Điều này có thể không xảy ra ngay lập tức, nhưng những cơ hội thích hợp rất đáng để chờ đợi.
  • Mọi người đều như nhau. Khi nhận ra đây là một vấn đề của nhiều nhà giao dịch, sẽ khiến bản thân bạn bớt căng thẳng hơn, mà hạn chế bớt cảm giác tội lỗi cho những sai lầm từ FOMO. Điều quan trọng cần làm đó là rút ra kinh nghiệm, làm lại là phục hồi từ những sai lầm.
  • Bám sát theo kế hoạch giao dịch. Mỗi nhà giao dịch nên biết chiến lược của họ, tạo ra một kế hoạch giao dịch, sau đó tuân theo nó. Đây là cách để đạt được thành công lâu dài.
  • Loại bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch. Học cách gạt cảm xúc sang một bên – một bản kế hoạch giao dịch có tính kỷ luật cao sẽ giúp ích cho việc này, đồng thời có thể cải thiện sự tự tin khi giao dịch.
  • Chỉ nên sử dụng số vốn mà bạn có thể để mất. Bạn cũng có thể sử dụng điểm stoploss chặt chẽ để giảm thiểu thua lỗ nếu thị trường biến động bất ngờ. Tuyệt đối không vay mượn để giao dịch.
  • Hiểu biết sâu sắc về thị trường là điều cần thiết. Các nhà giao dịch nên tiến hành phân tích của riêng họ và sử dụng điều này làm cơ sở cho mọi giao dịch.
  • Viết nhật ký giao dịch. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà giao dịch thành công nhất sử dụng nhật ký, đúc kết kinh nghiệm cá nhân để giúp ích rất nhiều cho kế hoạch giao dịch của họ.

Vượt qua FOMO là điều không thể đạt được trong một sớm một chiều, đó là một quá trình cố gắng lâu dài và liên tục. Bài viết này đã cung cấp một điểm khởi đầu tốt, và phần còn lại phụ thuộc vào bạn.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed