Mục lục

Các mã chứng khoán ngành Cảng biển tại Việt Nam

Ngành cảng biển là một trong những nhóm ngành kinh tế có lợi thế của Việt Nam, với chỉ số LSCI (chỉ số kết nối hàng hải quốc gia) đang nằm trong top 3 khu vực ASEAN cùng với Singapore và Malaysia. Hiện nay, Việt Nam đã có năng lực đón những siêu tàu lớn nhất thế giới nhờ có sự đột phá về cảng biển. Một số cảng biển lớn có thể kể đến như cảng Cái Mép, cảng Gemalink, cảng Lạch Huyện,…

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021 lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng 2% so với năm 2020, ước tính đạt hơn 703 triệu tấn, trong đó có hơn 184 triệu tấn hàng xuất khẩu và gần 303 triệu tấn hàng nội địa; lần lượt tăng 4% và 5% so với năm 2020. Sản lượng container thông qua cảng biển năm 2021 đạt hơn 23,8 triệu TEUs. Khu vực cảng nước sâu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các cảng khu vực khác.

Các mã chứng khoán ngành Cảng biển tại Việt Nam

Các mã chứng khoán ngành Cảng biển tại Việt Nam

Nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung hạn chế đã đẩy giá thuê tàu và container tăng cao, lượng tàu đặt đóng mới tăng mạnh. Cùng với đó giá cước vận tải biển liên tục lập đỉnh trong năm 2021 và quý 1/2022 do giá dầu tăng phi mã. Giá dịch vụ xếp dỡ tại cảng dự kiến tăng 10% trong giai đoạn 2022-2024. Đây được xem là nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp trong ngành gia tăng doanh thu trong giai đoạn tới tuy nhiên cũng làm tăng rủi ro ngắn hạn.

Trong giai đoạn 2019-2020, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với thuế suất ưu đãi nhằm tăng cường các quan hệ thương mại đã được ký kết thành công, các hiệp định thương mại quan trọng với giao thương Việt Nam lần lượt có hiệu lực. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được kỳ vọng ổn định trong giai đoạn 2022-2025. Từ những điều kiện thuận lợi đó, trong năm nay, sản lượng hàng hóa Việt Nam thông qua cảng biển được kỳ vọng sẽ tăng 10- 15% so với năm 2021.

Các công ty Cảng biển được niêm yết trên các sàn chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu ngành cảng biển có xu hướng tăng trưởng rất mạnh nhờ dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại giúp tăng trưởng xuất nhập khẩu thúc đẩy giá cước vận tải được tăng cao. 

Các công ty cảng biển niêm yết trên sàn GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn HOSE

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn HOSE

Trong số các doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên HOSE, GMD được coi là doanh nghiệp đầu ngành cảng biển. Doanh nghiệp có cảng Gemalink (cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay) có công xuất đạt hơn 1 triệu TEUs sau 1 năm vận hành. Năm 2021, doanh thu GMD đạt 3.206,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 806,2 tỷ đồng; lần lượt tăng 23,1% và 57,3% so với cùng kỳ. Năm 2022, GMD đặt mục tiêu tăng trưởng với doanh thu là 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng.

Các công ty cảng biển niêm yết trên sàn GDCK Hà Nội (HNX)

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn HNX

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn HNX

Các công ty cảng biển niêm yết trên sàn UPCOM

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn UPCOM

Mã chứng khoán ngành cảng biển trên sàn UPCOM

Như vậy qua bài viết này, hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về ngành Cảng biển tại Việt Nam, đồng thời nắm được các mã chứng khoán ngành Cảng biển trên được niêm yết thị trường.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed