Mục lục

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu (stock), còn được gọi là vốn chủ (equity), là một loại chứng khoán đại diện cho quyền sở hữu một phần đơn vị vốn của người nắm giữ nó tại công ty phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu hưởng một tỷ lệ tài sản và lợi nhuận của công ty tương đương với lượng cổ phiếu mà họ sở hữu.

Cổ phiếu được mua và bán chủ yếu trên các sàn giao dịch chứng khoán và là nền tảng của danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư cá nhân. Giao dịch cổ phiếu phải tuân theo các quy định của chính phủ nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi các hành vi gian lận.

Các công ty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích huy động vốn, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Và khi đó, người nắm giữ cổ phiếu (tức cổ đông) có thể yêu cầu một phần tài sản và thu nhập từ công ty đó.

Cổ đông (shareholder) được coi là chủ sở hữu của công ty phát hành cổ phiếu, được xác định bằng số cổ phần mà nhà đầu tư nắm giữ so với số cổ phần đang lưu hành (outstanding shares). Nếu một công ty có 1.000 cổ phiếu đang lưu hành và một người sở hữu 100 cổ phiếu, họ sẽ sở hữu và có quyền yêu cầu 10% tài sản và thu nhập của công ty.

Mặc dù vậy, tài sản của công ty được tách biệt về mặt pháp lý với tài sản của các cổ đông, điều này giới hạn trách nhiệm của cả công ty và cổ đông. Nếu công ty phá sản, thẩm phán có thể ra lệnh bán tất cả tài sản của công ty nhưng tài sản của một cổ đông không bị rủi ro.

Tòa án không thể buộc các cổ đông bán cổ phiếu của họ mặc dù giá trị cổ phiếu có thể đã giảm. Tương tự như vậy, nếu một cổ đông lớn bị phá sản, họ không thể bán tài sản của công ty để trả cho các chủ nợ của họ.

Không phải tất cả các cổ đông đều có quyền lợi như nhau. Trên thực tế, có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Tên của chúng đã một phần nào gợi ý cho chúng ta sự khác biệt về quyền và lợi ích của cổ đông khi nắm giữ nó là gì. Vậy:

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi (prefered stock) là loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ nó có khả năng nhận cổ tức hoặc mức phân chia tài sản (quyền ưu tiên về vốn) cao hơn so với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường (common stock).

Cổ phiếu ưu đã (prefered stock) là gì?
Cổ phiếu ưu đãi (prefered stock) là gì?

Quyền ưu tiên về vốn cũng là đặc điểm quan trọng nhất của cổ phiếu ưu đãi. Theo luật phá sản, trong trường hợp công ty phá sản, công ty sẽ cần thanh lý toàn bộ tài sản nhiều nhất có thể, và sử dụng toàn bộ số tiền của công ty để chi trả cho các bên liên quan theo đúng thứ tự ưu tiên:

  • Trả toàn bộ nợ cho các bên liên quan (ngân hàng, trái chủ, nhà cung cấp,…).
  • Trả phần vốn đã góp cho các cổ đông ưu đãi.
  • Trả phần vốn đã góp cho các cổ đông thường.

Như vậy, có thể thấy cổ đông sở hữu các cổ phiếu ưu đãi sẽ có quyền ưu tiên nhận vốn so với cổ đông thường, trong trường hợp công ty phá sản. Nếu như số tiền của công ty không đủ để chi trả cho toàn bộ nghĩa vụ nói trên, các cổ đông thường sẽ mất một phần hoặc mất toàn bộ vốn, trong khi các cổ đông ưu đãi có thể đã nhận đủ vốn.

Mặc dù có các ưu đãi như trên, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng phải chịu một số hạn chế để đảm bảo quyền lợi của họ không lấn át các cổ đông thông thường. Cụ thể, Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Ưu điểm của cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà người nắm giữ có một số quyền khác với người nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Cụ thể, cổ phiếu ưu đãi thường có mức chi trả cổ tức cao hơn và quyền yêu cầu tài sản cao hơn trong trường hợp công ty bị thanh lý.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, cổ phiếu ưu đãi còn có một tính năng đó là có thể mua lại, có nghĩa là tổ chức phát hành có quyền mua lại cổ phiếu với giá và ngày xác định trước như được nêu trong bản cáo bạch. Theo nhiều cách, cổ phiếu ưu đãi có đặc điểm tương tự như trái phiếu, và do đó, đôi khi được gọi là chứng khoán lai (hybrid securities).

Các loại cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi thường được phân chia thành các loại như sau:

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Đây là dạng cổ phiếu ưu đãi phổ biến nhất. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu này sẽ luôn được nhận cổ tức với một mức cố định hàng năm, bất kể doanh nghiệp có lãi hay lỗ, điều này được quy định cụ thể khi phát hành cổ phiếu. Đặc điểm này làm cho cổ phiếu ưu đãi có mức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu thường, khi tính ổn định về dòng tiền cũng như độ an toàn vốn cao hơn.

Vì vậy, cổ phiếu ưu đãi vừa có tính chất của một cổ phiếu (thể hiện quyền sở hữu một phần vốn của công ty), vừa có tính chất của một trái phiếu (cổ tức cố định giống như lãi suất coupon).

Cổ phiếu ưu đãi có rủi ro thấp, nên hiển nhiên sẽ có mức sinh lời kỳ vọng thấp hơn cổ phiếu thường. Trong trường hợp doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận, họ có thể tăng cổ tức cho các cổ phiếu thường, trong khi cổ tức ưu đãi vẫn được giữ nguyên.

Tuy vậy, cổ phiếu này lại không có quyền biểu quyết giống như cổ phiếu thường. Do đó, công ty sẽ phát hành và chào bán cổ phiếu ưu đãi cổ tức nhằm huy động vốn, mà không làm quyền biểu quyết của các cổ đông hiện hữu bị pha loãng, qua đó không bị mất quyền kiểm soát công ty.

Các công ty sẽ hướng tới việc chào bán cổ phiếu ưu đãi cho các nhà đầu tư tài chính đơn thuần (chỉ hướng tới lợi nhuận, có thể không có nhiều kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của công ty).

Một số cổ phiếu ưu đãi cổ tức cho phép nhà đầu tư được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường, theo một tỷ lệ được thỏa thuận trước.

Cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết

Đây là một loại cổ phiếu phổ thông mà người nắm giữ có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phiếu phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Điều này giúp các cổ đông ưu đãi có thể tham gia sâu hơn vào các hoạt động của doanh nghiệp.

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Tuy vậy, cổ phiếu ưu đãi dạng này sẽ chỉ có thời hạn tối đa là 3 năm, sau đó sẽ được chuyển thành cổ phiếu phổ thông. Thông thường, các cổ đông sáng lập sẽ được sở hữu loại cổ phiếu này, để họ có thể tham gia các vòng gọi vốn giai đoạn đầu mà không bị pha loãng tỷ lệ biểu quyết, bạn có thể thấy một ví dụ trong đợt IPO của Facebook vào năm 2012.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ không thể được chuyển nhượng sang cho cổ đông khác. Cổ phiếu này cũng có các quyền cơ bản của cổ phiếu phổ thông, ví dụ như quyền nhận cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi này giống như một cổ phiếu phổ thông có đi kèm quyền chọn bán (put options). Người nắm giữ cổ phiếu này có quyền được bán lại cổ phiếu cho công ty để thu hồi vốn (thường với giá mua lại bằng mệnh giá) sau một khoảng thời gian nhất định, điều này sẽ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp tăng trưởng kém khiến cho giá cổ phiếu tụt dốc.

Ngoài ra, người nắm giữ cổ phiếu này cũng có thể được nhận cổ tức, giống như cổ phiếu phổ thông, tuy nhiên không được quyền biểu quyết và bị hạn chế chuyển nhượng.

Cổ phiếu ưu đãi và Trái phiếu khác nhau như thế nào?

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi thường được so sánh với trái phiếu vì cả hai đều có thể đem đến cho người nắm giữ 1 khoản tiền mặt định kỳ. Tuy nhiên, vì có nhiều điểm khác biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu, nên trái phiếu cũng có sự khác biệt với cổ phiếu ưu đãi.

Về điểm giống nhau, cả hai loại chứng khoán này thường được phát hành theo mệnh giá (face value hoặc par value). Giá trị này được sử dụng để tính toán các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai và không liên quan đến giá thị trường của chứng khoán.

Sau đó, các công ty có thể phát hành cổ tức tương tự như cách trái phiếu phát hành các khoản thanh toán coupon định kỳ. Mặc dù cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là người nắm giữ sẽ nhận được một khoản tiền mặt.

Mặc dù vậy, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu vẫn có những đặc điểm khác biệt. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ưu đãi không cố định và có thể thay đổi hoặc dừng lại. Trong khi đó, trái phiếu thường có thời điểm đáo hạn sau một khoảng thời gian nhất định. Như vậy về mặt lý thuyết, cổ phiếu ưu đãi không có “ngày kết thúc” trong khi với trái phiếu thì ngược lại.

Ngoài ra, có những cân nhắc cần thực hiện liên quan đến thứ tự các quyền nếu một công ty phá sản và bị thanh lý. Trong hầu hết các trường hợp, trái chủ nhận được ưu đãi và trái chủ nhận được tiền thu được từ tài sản thanh lý. Sau đó, cổ đông ưu đãi mới nhận được bồi thường nếu vẫn còn tài sản. Các cổ đông phổ thông xếp cuối cùng và thường nhận được tối thiểu hoặc không một khoản nào khi công ty bị phá sản.

Trong một số trường hợp, nhà đầu tư cần nhận định tình trạng công ty mà mình đang nắm giữ cổ phiếu nói chung và cổ phiếu ưu đãi nói riêng để đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Thực tế, các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính (financial distress) sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhà đầu tư phải hành động với số cổ phiếu ưu đãi mình đang nắm giữ để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Mua bán cổ phiếu ưu đãi như thế nào?

Có 2 cách để nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu ưu đãi đó là mua tại công ty phát hành hoặc tại công ty chứng khoán.

Khác với cổ phiếu thường, không phải công ty nào cũng phát hành cổ phiếu ưu đãi, và chúng cũng không được giao dịch trên thị trường tập trung. Cổ phiếu ưu đãi được phát hành theo kế hoạch và chương trình của mỗi doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thông báo tới cơ quan lưu ký chứng khoán. 

Trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ưu đãi tại công ty phát hành, việc giao dịch sẽ diễn ra giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần đăng ký quyền mua cổ phiếu ưu đãi và làm theo hướng dẫn tại công ty phát hành cổ phiếu.

Trong khi đó nếu công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi không cung cấp dịch vụ mua bán mà uỷ quyền cho bên thứ ba là các công ty chứng khoán thực hiện việc này. Vì vậy, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu ưu đãi qua công ty chứng khoán bằng các hình thức như tiền mặt, chuyển khoản online,…

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed