Mục lục

Đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán là gì?

Đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán là gì?
Đòn bẩy trong chứng khoán là gì?

Khi bạn vay ký quỹ (sử dụng margin/đòn bẩy) để mua cổ phiếu, điều đó tương đương với việc bạn đang sử dụng đòn bẩy trong chứng khoán để đầu tư. Vậy khái niệm đòn bẩy trong chứng khoán được hiểu như thế nào?

Đòn bẩy trong chứng khoán là gì?

Đòn bẩy của một tài khoản chứng khoán là một đại lượng được tính bằng công thức:

Đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán là gì?
Công thức tính đòn bẩy trong chứng khoán

Nhắc lại, tài sản của một tài khoản chứng khoán bao gồm tiền mặt và cổ phiếu. Giá trị tài sản ròng bằng tổng giá trị tài sản trừ đi nợ, và đây là khoản tài sản thực sự thuộc về bạn.

Nếu giá trị nợ của tài khoản bằng 0, tức là bạn không sử dụng margin, đòn bẩy = 1 và khi đó bạn không sử dụng đòn bẩy. Nếu bạn sử dụng đòn bẩy, giá trị của đòn bẩy luôn lớn hơn 1.

Đòn bẩy trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Trong bài viết đầy đủ về chủ đề margin, chúng ta đã biết việc sử dụng margin sẽ phóng đại tỷ suất lợi nhuận cũng như rủi ro. Đòn bẩy chính là số lần lợi nhuận của bạn được tăng thêm so với trường hợp không sử dụng margin. Hãy đi vào ví dụ dưới đây để biết vai trò của đòn bẩy.

Hai danh mục có cùng số vốn 700 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu AGG với giá 40,000 đồng. Trong đó danh mục đầu tiên không sử dụng margin, danh mục thứ 2 vay margin 300 triệu đồng. Sau một thời gian, giá cổ phiếu tăng lên 50,000 đồng, khi đó tỷ suất lợi nhuận của 2 danh mục sẽ được trình bày như dưới đây:

Đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán là gì?
Danh mục sử dụng margin và không dùng margin

Trong danh mục thứ 2, đòn bẩy được sử dụng bằng 1,000/700 = 1.43, và tỷ suất lợi nhuận của danh mục thứ 2 cũng chính bằng 25% × 1.43 = 35.7%. Như vậy, giá trị của đòn bẩy chính là số lần tỷ suất lợi nhuận của bạn được tăng lên.

Trong trường hợp tệ hơn, giá cổ phiếu giảm xuống 30,000 đồng, mức lỗ của bạn cũng tăng lên 1.43 lần.

Đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán là gì?
Giá cổ phiếu giảm xuống 30,000 đồng, mức lỗ của bạn cũng tăng lên 1.43 lần.

Dòn bẩy được sử dụng bằng 1,000/700 = 1.43

Một cách tổng quát, tỷ suất lợi nhuận của bạn khi sử dụng margin sẽ có mối liên hệ tới đòn bẩy:

Tỷ suất lợi nhuận khi dùng margin =  Đòn bẩy × Tỷ suất lợi nhuận khi không dùng margin

Bạn có thể thấy công thức này gần giống với một công thức khác mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài viết mô hình DuPont:

ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính

Như vậy, đòn bẩy có thể giúp bạn tăng tỷ suất lợi nhuận cho danh mục của bạn, nhưng cũng làm tăng rủi ro cho danh mục của bạn.

Đòn bẩy bao nhiêu là tốt nhất?

Khi bạn là một nhà đầu tư mới, lời khuyên của tôi dành cho bạn đó là không nên sử dụng đòn bẩy – margin, điều này giúp bạn hạn chế rủi ro và tránh trường hợp bị margin call.

Khi bạn đã có kinh nghiệm trên thị trường và có thể tạo ra lợi nhuận ổn định qua nhiều năm, bạn có thể cân nhắc sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận cho danh mục của bạn. Theo tôi, mức đòn bẩy hợplys đối với giao dịch cổ phiếu nên là 1: 1.5 hoặc 1:2.

Tìm hiểu thêm bài viết chi tiết về vay ký quỹ – margin tại đây.

Happy trading!

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed