Tổng quan doanh nghiệp DPM
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập vào năm 2003. Năm 2007, Công ty chuyển thành công ty cổ phần và niêm yết trên sàn HOSE. Ngành nghề kinh doanh chính của DPM là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước; khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, H2O2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí. Hoạt động sản xuất chính của DPM tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1 (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Quy mô và lợi thế cạnh tranh
DPM là doanh nghiệp dẫn đầu về quy mô và sản lượng sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam, đặc biệt là mảng phân Urê.
DPM có mức chiết khấu thương mại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành do lợi thế về quy mô lớn và ưu đãi về giá dầu vào từ PVN.
Kết quả kinh doanh hiện tại
CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) báo lãi Quý 2/2021 với kết quả kinh doanh đạt 2,913 tỷ đồng doanh thu thuần (+34% YoY), lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 693.5 tỷ đồng (+125% YoY). Lũy kế 06 tháng năm 2021, DPM đạt 4,875.8 tỷ đồng doanh thu (+25.8 YoY) và 872.5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+110% YoY).
Lãi gộp của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể tăng từ 26.1% lên mức 32%.
Luận điểm giao dịch
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón cùng với việc nhu cầu phân bón tăng mạnh trên thế giới dự kiến sẽ giúp giá tiếp tục neo cao. Giá nông sản và diện tích canh tác tăng do tiêu dùng tăng sau dịch bệnh đang làm cho nhu cầu đối với sản phẩm phân bón tăng trên toàn cầu.
Việc vận tải khó khăn sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung phân bón càng them trầm trọng. Đặc biệt là vào mùa thu đông và đông xuân 2021 – 2022, khi nông dân mở rộng diện tích canh tác.
Mảng hóa chất của DPM cũng tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm: Sản lượng amoniac (NH3) – sản phẩm hóa chất chính đạt gần 36.200 tấn, vượt 30% kế hoạch 6 tháng và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mảng khá có khá nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cho DPM.
Giá khí đầu vào tuy tăng phi mã (gấp 2-3 lần so với đầu năm), nhưng theo hợp đồng mua bán dầu khí giữa DPM và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giá khí sẽ được thỏa thuận dựa trên giá dầu (tăng khoảng 20-30% so với đầu năm), do vậy giá thành sản phẩm của DPM không bị đội lên quá cao.
Quan điểm định giá
DPM đang được giao dịch tại mức P/E là 29.77 và P/B 2.04 lần.
Happy Trading!