Mục lục

Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?

Một nhà phân tích cơ bản có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng định giá của mình, thông qua việc so sánh mức lợi nhuận trước đây và lợi nhuận dự phóng để đưa ra một mức định giá hợp lý cho cổ phiếu trong tương lai, được gọi là giá mục tiêu. Mặt khác, một nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự để xác định các vùng giá mục tiêu hợp lý. Trong đầu tư chứng khoán, giá mục tiêu (Target price) là một mức giá mà tại đấy các nhà đầu tư thoát khỏi vị thế và đạt được hoàn toàn phần thưởng của mình. 

Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?
Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?

Cách xác định mức giá mục tiêu

Điều cần lưu ý ở đây là có thể có một vài mức giá mục tiêu cho một cổ phiếu. Các phương pháp định giá khác nhau được sử dụng bởi những nhà phân tích khác nhau và các dữ liệu kinh tế được đánh giá dựa trên nhiều quan điểm sẽ đưa ra nhiều mức giá mục tiêu khác nhau. 

>>> Các phương pháp định giá phổ biến và ứng dụng.

Ví dụ: Có hai nhà đầu tư hiện đang nắm giữ cổ phiếu CEO đang giao dịch ở mức 40,000 VND. Cả hai có những quan điểm khác nhau về doanh nghiệp, đặc biệt là khi nói đến xu hướng của cổ phiếu họ đang xem xét. Một trong hai có thể quyết định đặt mục tiêu giá là 50,000 VND trong khi người còn lại có thể chọn đặt giá mục tiêu cao hơn, ví dụ 65,000VND.

Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?
Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?

Trong phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sử dụng các chỉ báo như hỗ trợ – kháng cự, mức Fibonacci hay đường trung bình động để xác định các mức giá mục tiêu có tiềm năng đảo chiều, để thực hiện các lệnh chốt lời.

Cách giá mục tiêu hoạt động

Để hiểu cách hoạt động của giá mục tiêu, chúng ta cùng xem xét một ví dụ thực tế: các nhà phân tích làm việc tại Ngân hàng Đầu tư Y sẽ tiến hành các nghiên cứu Công ty A, bao gồm các yếu tố như: sản phẩm, mô hình kinh doanh và năng lực quản lý,…. Cuối cùng, các nhà phân tích sẽ nghiên cứu và đưa ra một bài báo cáo phân tích chi tiết về công ty A. Điều này nhằm mục địch xác định giá trị cổ phiếu của Công ty A. Giả sử hiện tại, mỗi cổ phiếu được định giá ở mức 35,000 VND nhưng nó lại đang giao dịch ở mức giá 20,000 VND trên thị trường. Do đó, nhà phân tích có thể đưa ra kỳ vọng vào một đà tăng trong tương lai của giá cổ phiếu Công ty A.

Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?
Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?

Dựa vào phân tích trên, nhà đầu tư có mua vào cổ phiếu của Công ty A, và đặt mức giá mục tiêu của họ theo dự báo trên, nghĩa là sẽ đặt lệnh chốt tại mức giá 35,000 VND. Khi giá cổ phiếu đạt được mức giá 35,000 VND, lệnh bán được kích hoạt và đóng giao dịch.

Tại sao mục tiêu giá lại quan trọng?

Các mục tiêu giá được đưa ra bởi các nhà phân tích nhằm cung cấp cái nhìn về mức lợi nhuận tiềm năng cho các nhà đầu tư. Nhờ các mục tiêu giá, các nhà đầu tư biết khi nào nên thoát khỏi một vị thế. Nhà đầu tư sẽ bán một phần cổ phiếu mà họ sở hữu để hiện thực hóa lợi nhuận.

Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?
Giá mục tiêu là gì? Có nên đặt mức giá mục tiêu trong mỗi giao dịch?

Ngoài việc cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm bán cổ phiếu, các mục tiêu giá còn giúp các nhà đầu tư biết khi nào nên mua và nắm giữ cổ phiếu. Điều này làm cho chỉ báo trở thành một yếu tố tuyệt vời cung cấp các chiến lược giao dịch sinh lợi phù hợp.

Happy Trading!

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed