Mục lục

Mô hình CAMELS là gì? Ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngân hàng như thế nào?

Mô hình CAMELS

Phân tích ngành: Mô hình CAMELS và cổ phiếu ngành ngân hàng
Phân tích ngành: Mô hình CAMELS và cổ phiếu ngành ngân hàng

Mô hình CAMELS là tập hợp các chỉ tiêu cấu thành hệ thống nhằm đánh giá mức độ vững mạnh của các ngân hàng, được các cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng sử dụng nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng, được sử dụng như một công cụ để giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

CAMELS sử dụng các dữ liệu của báo cáo tài chính cũng như xu hướng toàn ngành và chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng để đánh giá xếp hạng theo bậc từ 1 đến 5, trong đó 1 là hạng tốt nhất và 5 là hạng thấp nhất. Chất lượng tín dụng của các ngân hàng được đánh giá thông qua 6 tiêu chí, tương ứng với 6 chữ cái viết tắt trong CAMELS, đó là:

  • Capital – Vốn: Mức độ an toàn vốn của ngân hàng
  • Asset – Tài sản: Chất lượng tài sản của ngân hàng
  • Management – Khả năng quản lý: Khả năng quản lý của ban điều hành doanh nghiệp
  • Earning – Lợi nhuận: Khả năng sinh lời của ngân hàng
  • Liquidity – Thanh khoản: Khả năng trả nợ ngắn hạn
  • Sensitivity – Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: Rủi ro ảnh hưởng tới ngân hàng như thế nào?
Mô hình CAMELS là gì? Ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngân hàng như thế nào?
Mô hình CAMELS và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng

Mức độ an toàn vốn

Trong CAMELS, tiêu chí này đánh giá độ vững chắc của vốn sẵn có của ngân hàng và là cơ sở để ngân hàng nhà nước xác định và cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Lượng vốn này cần đủ lớn để trang trải cho các rủi ro không lường trước có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất hay rủi ro tỷ giá.

Độ an toàn vốn thường được đo lường bằng một số chỉ số như CAR, các hệ số đòn bẩy như tài sản/vốn chủ sở hữu, nợ vay/VCSH.

Để có được mức độ an toàn vốn cao, các tổ chức phải tuân thủ các quy tắc về các chỉ số an toàn vốn, cũng như các quy định về lãi vay và cổ tức. Các yếu tố khác liên quan đến an toàn vốn của một tổ chức là kế hoạch tăng trưởng, môi trường kinh tế, khả năng kiểm soát rủi ro.

Chất lượng tài sản

Trên bảng cân đối kế toán, tài sản của ngân hàng bao gồm dự trữ tiền mặt, các khoản cho vay khách hàng, đầu tư và một số tài sản khác. Trong đó, tài sản được sử dụng để cho vay mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, và nó được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong CAMELS.

Nếu ngân hàng có thể thu được lãi và gốc đúng hạn và ít nợ xấu thì điều này chứng minh ngân hàng đó có chất lượng tài sản tốt. Ngược lại, chất lượng tài sản ngân hàng được đánh giá là kém nếu ngân hàng không thể thu hồi nợ, có nhiều nợ quá hạn, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị thiệt hại đáng kể, và cũng có thể làm thanh khoản ngân hàng giảm sút nếu chất lượng tài sản quá thấp.

Một số chỉ số được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản bao gồm tỷ lệ nợ xấu các nhóm 3, 4, 5, tỷ lệ nợ xấu ròng, tỷ lệ trích lập dự phòng.

Khả năng quản lý

Trong CAMELS, yếu tố này được phản ánh bởi khả năng của ban lãnh đạo để kiểm soát cũng như đối mặt với rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Nó cũng đánh giá khả năng của quản lý để đảm bảo hoạt động an toàn của ngân hàng, bằng việc đặt ra các quy định nội bộ và đưa ra phương hướng hoạt động hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận với mức chi phí thấp nhất.

Để xếp hạng yếu tố quản lý, người ta thẩm định các vấn đề quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, sự tuân thủ quy định và kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, một số chỉ số sẽ dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, như tỷ lệ chi phí/thu nhập, chi phí/tài sản, tỷ lệ doanh thu từ phí, tỷ lệ tăng trưởng CASA.

Khả năng sinh lời

Tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục đích của bất cứ doanh nghiệp nào, dù họ làm ở lĩnh vực nào. Tương tự đối với các ngân hàng, lợi nhuận giúp các ngân hàng đảm bảo khả năng duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh. Ba nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng là chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, thu nhập từ phí và hoa hồng, và lãi từ hoạt động đầu tư cũng như hoạt động tự doanh.

Chỉ số quan trọng nhất để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng là NIM (Net Interest Margin hay Biên lãi ròng), nó gần giống biên LNST của ngân hàng. Chỉ số NIM trong ngân hàng là chỉ số phản ánh số tiền mà một ngân hàng thu được từ lãi của các khoản cho vay với số tiền mà ngân hàng đang trả lãi cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra có các chỉ số khác như tỷ lệ thu nhập phí/doanh thu, thu nhập từ đầu tư/doanh thu, và các chỉ số quen thuộc khác như ROE, ROA cũng được sử dụng để đánh giả khả năng sinh lời của các ngân hàng trong CAMELS.

Yếu tố thanh khoản

Tính thanh khoản của doanh nghiệp nói riêng chung hay các ngân hàng nói riêng thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của họ. Đối với ngân hàng, khoản nợ ngắn hạn lớn nhất của họ là các khoản tiền gửi của khách hàng. Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả lãi gửi tiết kiệm cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền từ khách hàng.

Một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng chịu rủi ro thanh khoản là sự mất cân đối giữa cơ cấu tài sản. Ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn là một ví dụ, bởi khi khách hàng cần rút tiền, ngân hàng không có tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và phải mất một khoản chi phí rất lớn để ứng phó vấn đề thanh khoản, làm sụt giảm lợi nhuận. Nếu khách hàng rút tiền ồ ạt, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ và sụp đổ nhanh chóng.

Trong CAMELS, để đánh giá thanh khoản của ngân hàng, các ngân hàng sử dụng các chỉ số liên quan đến cơ cấu tài sản của ngân hàng như tỷ lệ CASA, dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR), tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn/cho vay dài hạn,…

Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Yếu tố cuối cùng trong CAMELS là mức độ tác động của thị trường tới lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro từ thị trường đến từ hai yếu tố chính đó là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Nếu lãi suất trên thị trường tăng lên, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều tăng, doanh nghiệp có thể cho vay với lãi suất cao hơn nhưng cũng phải huy động với lãi suất cao hơn. Do đó, rủi ro lãi suất sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng tài sản cho vay và số tiền huy động. Ngân hàng sẽ cố gắng giảm thiểu rủi ro này bằng việc cân bằng giữa hai loại tài sản trên.

Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất là chênh lệch kỳ hạn (DG) và chênh lệch tài sản nhạy cảm lãi suất (DR). Chênh lệch bằng 0, rủi ro lãi suất về lý thuyết sẽ được xóa bỏ. Trong trường hợp chênh lệch khác 0, tùy trường hợp mà ngân hàng có thể bị giảm lợi nhuận nếu lãi suất giảm, và tăng lợi nhuận nếu lãi suất tăng, và ngược lại.

Rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ của ngân hàng. Chẳng hạn nếu ngân hàng nắm giữ nhiều ngoại tệ, họ sẽ được hưởng lợi nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên, và ngược lại, lợi nhuận sẽ giảm. Tổng quát, rủi ro tỷ giá của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào tài sản ngoại tệ ròng, là chênh lệch giữa tài sản ngoại tệ (bao gồm tiền mặt và cho vay bằng ngoại tệ) và nợ ngoại tệ (bao gồm đi vay ngoại tệ).

Bên cạnh đó, rủi ro tỷ giá cũng được đánh giá nhờ vào trạng thái ngoại tệ ròng, bằng tổng ngoại tệ mua vào trừ tổng ngoại tệ bán ra.

Mô hình CAMELS hoạt động như thế nào?

Để đánh giá các yếu tố kể trên, người ta sẽ dựa trên một thang điểm từ một đến năm đối với từng tiêu chí phụ. Một là điểm tốt nhất, nó cho thấy ngân hàng có hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro trong tổ chức tốt. Mặt khác, năm là xếp hạng kém nhất. Nó cho thấy ngân hàng có khả năng cao xảy ra sự cố và cần phải có hành động ngay lập tức.

Bảng Mô tả các thành phần của mô hình CAMELS

Mô hình CAMELS là gì? Ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngân hàng như thế nào?
  • Thang điểm 1 cho thấy ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt, ổn định và tuân thủ các thông lệ quản lý rủi ro.
  • Thang điểm 2 cho thấy ngân hàng có sự ổn định về mặt tài chính với những điểm yếu ở mức độ vừa phải.
  • Thang điểm 3 cho thấy ngân hàng quan tâm giám sát ở nhiều khía cạnh.
  • Thang điểm 4 cho thấy ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, do đó không an toàn khi các vấn đề tài chính nghiêm trọng xảy ra.
  • Xếp hạng 5 cho thấy ngân hàng về cơ bản là không vững chắc, không thực hiện đầy đủ các thực hành quản lý rủi ro.

Điểm xếp hạng cao sẽ cản trở khả năng mở rộng của ngân hàng thông qua đầu tư, sáp nhập hoặc mở rộng thêm nhiều chi nhánh hơn.

Ví dụ về phân tích CAMELS

Dưới đây là một áp dụng thực tế của mô hình CAMELS đối với phân tích cổ phiếu ACB, trong báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Yuanta.

Mô hình CAMELS là gì? Ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngân hàng như thế nào?
Mô hình CAMELS và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng

Tham khảo Thư viện kiến thức chứng khoán miễn phí TẠI ĐÂY.

Happy Trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed