Mục lục

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật

Mô hình giá là gì?

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật

Mô hình giá được hiểu là các mẫu hình xuất hiện trong các biểu đồ giá, giúp các nhà giao dịch dự đoán xu hướng chuyển động của giá cổ phiếu có xác suất cao xảy ra.

Các mô hình giá có thể hình thành trong bất kỳ khung thời gian nào từ vài giờ đến thậm chí nhiều năm. Một ví dụ gần gũi là các mô hình nến Nhật, chúng cung cấp thông tin chi tiết, đáng tin cậy về xu hướng chuyển động của giá.

Các mô hình giá có thể được chia thành hai loại chính (a) “Mô hình giá Đảo chiều” – Thị trường chuyển động đảo ngược xu hướng trước của nó, và (b) “Mô hình giá Tiếp diễn” – Thị trường tiếp diễn xu hướng chính sau một thời gian điều chỉnh hoặc đi ngang.

Mô hình giá Đảo chiều (Reversal Patterns)Mô hình giá Tiếp diễn (Continuation Patterns)
Mô hình Vai – Đầu – VaiKênh giá (Channels)
Mô hình Nêm tăng và Nêm giảmMô hình giá Hình chữ nhật (Retangeles)
123s Higher Lows, Higher HighsMô hình Lá cờ và Cờ đuôi nheo
Mô hình 2 Đáy và 2 Đỉnh1234s Higher Lows, Lower Highs
Kháng cự & Hỗ trợ, Đường xu hướng
Pivots (Điểm xoay)
Mô hình nến Nhật

Mô hình giá Đảo chiều (Reversal Patterns)

Mô hình Vai Đầu Vai (Head and Shoulders)

Mô hình Vai Đầu Vai có 2 dạng cấu trúc là mô hình tiêu chuẩn (Head and Shoulders) và mô hình đảo ngược (Inverted Head and Shoulders). Mô hình Vai Đầu Vai tiêu chuẩn có cấu trúc bao gồm 3 đỉnh, trong đó đỉnh ở giữa là cao nhất. Ngược lại, mô hình Vai Đầu Vai đảo ngược có cấu trúc bao gồm 3 đáy với đáy ở giữa là thấp nhất.

Một đường viền cổ (Neckline) được vẽ bằng cách nối các điểm đáy ở hai bên đầu. Đối với mô hình Vai Đầu Vai tiêu chuẩn, đường viền cổ này bị phá vỡ tạo ra “cơ hội Bán”. Với mô hình Vai Đầu Vai đảo ngược, đường viền cổ (Neckline) được nối giữa các đỉnh ở hai bên đầu, khi đường giá phá vỡ đường viền sẽ cổ tạo ra “cơ hội Mua” cho nhà giao dịch.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 1.1: Mô hình Vai Đầu Vai
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 1.2: Ví dụ về Mô hình Vai Đầu Vai tiêu chuẩn
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 1.3: Ví dụ về Mô hình Vai Đầu Vai đảo ngược

Mô hình Nêm tăng (Ascending Wedge) – Xu hướng đảo chiều giảm giá

Mô hình giá này xảy ra khi độ dốc của các đỉnh và đáy do đường giá tạo ra nối với nhau tại một điểm tạo thành hình một chiếc nêm nghiêng. Độ dốc của cả hai đường nối đỉnh, đáy đều hướng lên với đường dưới có độ dốc cao hơn đường trên. Khi đường giá phá vỡ ra ra khỏi chiếc nêm (Phá vỡ đường dưới) sẽ đem đến “cơ hội Bán” có độ hiệu quả rất ấn tượng.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 2.1: Mô hình Nêm tăng (Ascending Wedge)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 2.2: Ví dụ về mô hình Nêm tăng (Ascending Wedge)

Mô hình Nêm giảm (Descending Wedge) – Xu hướng đảo chiều tăng giá

Mô hình Nêm giảm được hình thành khi nối các đỉnh với đỉnh, đáy với đáy của đường giá với nhau tạo thành hình một chiếc nêm có độ dốc hướng xuống, đường trên dốc hơn đường dưới. Để giao dịch với mô hình giá này, nhà giao dịch sẽ mở vị thế Mua khi giá tăng phá vỡ, thoát ra khỏi mô hình nêm.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 3.1: Mô hình giá Nêm giảm (Descending Wedge)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 3.2: Ví dụ về mô hình giá Nêm giảm (Descending Wedge)

123s Higher Lows and Lower Highs

Mô hình giá 123s Higher Lows hay 123s Lower Highs cũng có thể được coi là một mô hình giá tiếp diễn. Tuy nhiên, ở điểm cuối của một xu hướng, mô hình giá này cung cấp sự xác nhận khá chính xác về sự thay đổi xu hướng của đường giá. Điểm “số 3” là lần kiểm tra lại (Retest) không thành công các mức Đỉnh hoặc Đáy được thiết lập trước đó của đường giá. Sự thất bại của đường giá khi cố gắng quay trở lại kiểm tra (Restest) các mức Đỉnh hoặc Đáy cũ cho thấy sự thay đổi xu hướng của thị trường từ thị trường Bò (Bullish Market) sang thị trường Gấu (Bearish Market) và ngược lại. Điểm “số 3” cũng có thể được gọi là “Đáy cao hơn” hoặc “Đỉnh thấp hơn”.

Để áp dụng mô hình giá 123s Higher Lows and Lower Highs trong giao dịch, ta sẽ mở vị thế Mua hoặc Bán khi giá phá vỡ qua đường Neckline (Hình minh họa phía dưới).

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 4.1: Mô hình giá 123s Higher Lows and Lower Highs

Mô hình 2 đỉnh (Double Tops) và Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)

Mô hình giá 2 đỉnh, hoặc 2 đáy là một trong những mô hình giá nổi tiếng và kiếm tiền hiệu quả nhất được các nhà giao dịch biết đến. Ngoài ra, mô hình 3 đỉnh, hoặc 3 đáy cũng có góc nhìn và áp dụng trong giao dịch tương tự.

Mô hình 2 đỉnh xảy ra khi đường giá cố gắng vượt qua mức đỉnh trước đó được thiết lập nhưng không thành công. Lưu ý, mô hình giá này bao gồm 2 mức đỉnh có chiều cao xấp xỉ bằng bằng nhau. Nhiều nhà giao dịch chờ sự xác nhận cho xu hướng giảm khi đường giá phá vỡ mức đáy để mở vị thế Bán.

Khi một mô hình 2 đỉnh được hình thành, mức giá chốt lời mục tiêu sau khi mở vị thế có thể được xác định bằng cách lấy khoảng cách từ đáy lên đỉnh thứ 2.

Ngược lại với mô hình 2 đỉnh, ta có mô hình 2 đáy – một mô hình tăng giá với góc nhìn và cách áp dụng tương tự với mô hình 2 đỉnh.

Tín hiệu từ giao dịch từ Mô hình 2 đỉnh (Có hình dạng chữ M) và Mô hình 2 đáy (Có hình dạng chữ W) sẽ chính xác hơn nếu các mức đỉnh hoặc đáy cách xa nhau. Tức là, hai mức đỉnh trong mô hình 2 đỉnh không nhất thiết phải có cùng độ cao mà có thể có sự chênh lệch giữa chúng. Ví dụ, trong mô hình 2 đáy, việc đáy sau cao hơn một chút so với đáy trước có thể là một tín hiệu tăng giá mạnh cho các nhà giao dịch mở vị thế Mua.

Nâng cao: Nếu một mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy có đỉnh, đáy trùng với điểm Pivot (Điểm xoay), xác suất thành công của mô hình giá sẽ trở nên càng cao và chính xác.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 5.1: Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 5.2: Ví dụ về Mô hình 2 đáy
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 5.3: Ví dụ về Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy

Kháng cự và Hỗ trợ (Support and Resistance)

Đường kháng cự được vẽ bằng cách nối các đỉnh lại với nhau. Tùy thuộc vào sức mạnh của nó, một đường kháng cự có thể làm gián đoạn xu hướng tăng hoặc thậm chí có thể làm đảo ngược xu hướng. Sức mạnh của đường kháng cự được xác định bởi khoảng thời gian nó đóng vai trò là mức kháng cự và số lần nó bị giá chạm vào. Khoảng thời gian tồn tại càng dài, sức mạnh của đường kháng cự càng lớn. Bán tại kháng cự là một chiến lược vô cùng phổ biến được nhiều nhà giao dịch áp dụng.

Ngược lại, đường hỗ trợ được vẽ bằng cách nối các đáy lại với nhau và có thể làm gián đoạn hoặc thậm chí làm đảo ngược xu hướng giảm tùy thuộc vào độ mạnh của đường hỗ trợ. Trong giao dịch, nhiều nhà giao dịch sẽ chờ giá giảm xuống vùng hỗ trợ để mở vị thế Mua.

Hãy ghi nhớ câu khẩu quyết về Kháng cự và Hỗ trợ như sau:

Không Mua tại sát vùng Kháng cự,
Không Bán tại sát vùng Hỗ trợ,
Bởi vì rất có khả năng tại vùng Kháng cự và Hỗ trợ sẽ xảy ra sự đảo chiều.

Để tìm hiểu sâu hơn về Hỗ trợ và Kháng cự, bạn có thể tìm đọc bài viết đầy đủ và chi tiết Tại đây.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 6: Kháng cự và Hỗ trợ

Đường xu hướng (Trendline)

Điều quan trọng nhất đối với các nhà giao dịch là phải xác định được thị trường đang chuyển động như thế nào, giá đang có xu hướng tăng hay giảm hoặc thậm chí đi ngang. Nhà giao dịch có thể kiếm tiền trong ở bất kỳ giai đoạn của thị trường. Tuy nhiên, dù thị trường đang ở trong giai đoạn nào, các nhà giao dịch luôn khắc ghi một điều vô cùng quan trọng rằng là phải “Giao dịch theo xu hướng”.

Đường xu hướng là một đường thẳng kết nối các đỉnh với đỉnh, đáy với đáy lại với nhau. Đường xu hướng tăng (Upward Trendline) kết nối các mức đáy sau cao hơn đáy trước lại với nhau. Ngược lại, đường xu hướng giảm (Downward Trendline) kết nối các đỉnh thấp dần – Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Đường xu hướng kết nối các đỉnh lại với nhau còn được gọi là đường kháng cự, trong khi đường xu hướng kết nối các đáy lại với nhau còn được gọi là đường hỗ trợ.

Đường xu hướng được xác định là đường biên giới để nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán. Việc vẽ các đường xu hướng trên biểu đồ sẽ tạo thành các đường ranh giới cho hầu hết các mô hình giá được đề cập trong bài viết này.

Trong giao dịch, các tín hiệu được cung cấp từ đường xu hướng có độ dốc khoảng 45 độ sẽ có độ chính xác khá cao, và nếu đường xu hướng dốc hơn mức đó thì thị trường thường sẽ không thể duy trì động lượng của xu hướng được lâu dài.

Một chiến lược khá phổ biến áp dụng đường xu hướng trong giao dịch đó là: Hãy chờ đợi điểm chạm thứ 3 của đường giá với đường xu hướng để mở vị thế Mua hoặc Bán.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 7.1: Đường xu hướng (Trendline)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 7.2: Ví dụ về Đường xu hướng (Trendline)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 7.3: Ví dụ về Đường xu hướng (Trendline)

Kênh giá (Channels)

Khi đường giá chuyển động có xu hướng giữa hai đường xu hướng song song với nhau, chúng tạo thành một mô hình kênh giá (Channels). Khi giá chạm đường xu hướng dưới, đây có thể được sử dụng làm vùng mua và khi giá chạm đường xu hướng trên, vùng này có thể được sử dụng làm vùng chốt lời và ngược lại.

Bên cạnh đó, khi đường giá phá vỡ khỏi đường xu hướng hay các đường hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ cung cấp tín hiệu giao dịch tốt để mua hoặc bán.

Lưu ý: Kênh giá có thể dốc lên hoặc dốc xuống hoặc nằm ngang.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 8.1: Kênh giá (Channels) – Được hình thành từ 2 đường xu hướng song song
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 8.2: Ví dụ về Kênh giá (Channels)

Mô hình giá Tiếp diễn (Continuation Patterns)

Mô hình giá Hình chữ nhật (Rectangles)

Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng tăng (Bullish in an Uptrend)

Khi thị trường đi ngang (Sideway), ta có thể vẽ một đường kháng cự qua các đỉnh và một đường hỗ trợ qua các đáy tạo thành một mô hình giá có Hình chữ nhật. Mua khi giá đóng cửa phía trên hình chữ nhật, và ngược lại, Bán khi giá đóng cửa bên dưới hình chữ nhật. Đôi khi, sẽ có trường hợp xảy ra một bẫy tăng giá (Bull trap) và giá sẽ quay trở lại hình chữ nhật sau khi phá cạnh trên và giảm đóng cửa dưới đường hỗ trợ (Cạnh dưới hình chữ nhật).

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 9.1: Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng tăng (Bullish in an Uptrend)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 9.2: Ví dụ về Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng tăng (Bullish in an Uptrend)

Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng giảm (Bearish in a Downtrend)

Tương tự như trên, với mô hình giá Hình chữ nhật trong xu hướng giảm, ta có thiết lập giao dịch Bán khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ (Cạnh dưới hình chữ nhật).

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 10.1: Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng giảm (Bearish in a Downtrend)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 10.2: Ví dụ về Mô hình giá Hình chữ nhật – Trong xu hướng giảm (Bearish in a Downtrend)

Mô hình giá Tam giác tăng (Ascending Triangle)

Mô hình giá Tam giác tăng được hình thành từ một đường xu hướng (Hay đường kháng cự) song song với cạnh dưới của biểu đồ trong khi đường xu hướng tăng dốc lên. Có thể thấy, khi nối 2 đường xu hướng lại sẽ tạo thành một mô hình giá có hình tam giác. Các nhà giao dịch sẽ đặt lệnh Mua khi giá tăng phá vỡ và đóng cửa ra khỏi hình tam giác. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại (Mô hình không thành công), hãy bán khi thị trường giảm phá vỡ và đóng cửa bên dưới tam giác.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 11.1: Mô hình giá Tam giác tăng (Ascending Triangle)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 11.2: Ví dụ về Mô hình giá Tam giác tăng (Ascending Triangle)

Mô hình giá Tam giác giảm (Descending Triangle)

Đặc điểm nhận dạng của Mô hình giá Tam giác giảm là đường giá tạo các đỉnh giảm dần và một loạt các mức đáy bằng nhau. Khi nối các điểm này lại với nhau sẽ tạo thành một mô hình giá có hình tam giác vuông với cạnh huyền dốc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Có thể thấy trong hình minh họa bên dưới(Hình 12.1), đường giá tạo 2 đáy bên trong mô hình tam giác tưởng như một đợt mời gọi những nhà đầu tư nhỏ lẻ, tay yếu (Weak hands) cuối cùng mua vào ngay trước khi giá giảm và phá vỡ khỏi hình tam giác mạnh báo hiệu lực bán lớn. Ta có chiến lược giao dịch Bán khi giá giảm phá vỡ và đóng cửa bên dưới hình tam giác.

Mô hình giá Tam giác giảm là một trong những mô hình giá vô cùng đáng tin cậy nhất vì cả yếu tố cung và cầu đều có thể dễ dàng được xác định trên biểu đồ.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 12.1: Mô hình giá Tam giác giảm (Descending Triangle)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 12.2: Ví dụ về Mô hình giá Tam giác giảm (Descending Triangle)

Mô hình giá Tam giác đối xứng (Symmetrical Triangle)

Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng tăng

Mô hình giá Tam giác đối xứng (Symmetrical Triangle) là một mô hình trong đó độ dốc đường xu hướng nối các đỉnh và đáy của đường giá hội tụ về một điểm. (Hình minh họa 13.1)

Mô hình giá Tam giác đối xứng được hình thành bởi các đợt bán tháo và phục hồi, biên độ của mỗi đợt sau nhỏ hơn đợt trước làm cho đường giá bị nén lại bên trong hình tam giác đối xứng. Khi thời gian trôi qua, có thể có một sự kiện, tin tức xuất hiện và lan truyền trên thị trường tác động lên giá khiến đường giá phá vỡ khỏi mô hình tam giác.

Về chiến lược giao dịch, đặt lệnh Mua hoặc Bán theo xu hướng phá vỡ của đường giá.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 13.1: Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng tăng
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 13.2: Ví dụ về Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng tăng

Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng giảm

Đặt lệnh Bán khi giá phá vỡ khỏi tam giác.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 14.1: Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng giảm
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 14.2: Ví dụ về Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng giảm (Trường hợp giá giảm)
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 14.3: Ví dụ về Mô hình giá Tam giác đối xứng – Trong xu hướng giảm (Trường hợp giá tăng)

Mô hình Lá cờ (Flag)

Mô hình Lá cờ – Trong xu hướng tăng

Mô hình Lá cờ tăng có dấu hiệu nhận biết đặc trưng với 2 đường xu hướng song song được nối từ những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, và đáy sau thấp hơn đáy trước tạo thành xu hướng trung cấp (Xu hướng giảm) đi ngược lại xu hướng chính (Xu hướng tăng).

Về chiến lược giao dịch, Mua khi giá tăng phá vỡ khỏi Mô hình Lá cờ.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 15.1: Mô hình Lá cờ trong xu hướng tăng
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 15.2: Ví dụ về Mô hình Lá cờ trong xu hướng tăng

Mô hình Lá cờ – Trong xu hướng giảm

Mô hình Lá cờ giảm có dấu hiệu nhận biết đặc trưng với 2 đường xu hướng song song được nối từ những đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, và đáy sau cao hơn đáy trước tạo thành xu hướng trung cấp (Xu hướng tăng) đi ngược lại xu hướng chính (Xu hướng giảm).

Về chiến lược giao dịch, Bán khi giá giảm phá vỡ khỏi Mô hình Lá cờ.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 16.1: Mô hình Lá cờ trong xu hướng giảm
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 16.2: Ví dụ về Mô hình Lá cờ trong xu hướng giảm

Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant)

Mô hình Cờ đuôi nheo – Trong xu hướng tăng

Mô hình Cờ đuôi nheo tăng giá trông khá tương tự như Mô hình Tam giác đối xứng nhưng thường nhỏ hơn về kích thước (Độ biến động) trong thời gian hình thành. Mô hình Cờ đuôi nheo tăng giá cũng có cách tư duy tương tự như Mô hình Lá cờ tăng, chỉ khác là đường giá tạo thành hình tam giác chứ không phải là hình lá cờ.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 17.1: Mô hình Cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 17.2: Ví dụ về Mô hình Cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng

Mô hình Cờ đuôi nheo – Trong xu hướng giảm

Tương tự như trên, Mô hình Cờ đuôi nheo giảm giá có góc nhìn giống như Mô hình Lá cờ giảm, khác biệt duy nhất là đường giá tạo thành mô hình tam giác chứ không phải là mô hình lá cờ.

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 18.1: Mô hình Cờ đuôi nheo trong xu hướng giảm
Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong Phân tích Kỹ thuật
Hình 18.2: Ví dụ về Mô hình Cờ đuôi nheo trong xu hướng giảm

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed