Mục lục

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?

Đối với một nhà đầu tư mới, việc lựa chọn công ty chứng khoán nào để mở tài khoản là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Việc lựa chọn đúng công ty chứng khoán phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí giao dịch, mà còn có thể nhận được những hỗ trợ tốt nhất về mặt thông tin – tư vấn, đồng thời đi kèm với đó là sự thuận tiện trong quá trình mua/bán, giúp cho hiệu quả đầu tư được tối ưu. Bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn giúp các bạn có thể đánh giá và xếp hạng các công ty chứng khoán tại Việt Nam, qua đó lựa chọn cho mình một nơi phù hợp nhất để mở tài khoản.

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?

04 yếu tố của một công ty chứng khoán tốt

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau so sánh các công ty chứng khoán top đầu dựa trên 04 tiêu chí quan trọng nhất: chi phí giao dịch, đội ngũ môi giới, chất lượng tư vấn – phân tích và yếu tố tiên ích – công nghệ. Mỗi nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các yếu tố khác nhau, vì vậy bạn hãy cân nhắc dựa trên nhu cầu của bản thân để đưa ra quyết định.

Chí phí giao dịch

Phí giao dịch có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất với các nhà đầu tư, đây cũng là khoản chi phí lớn nhất tác động đến lợi nhuận tài khoản của bạn. Thông thường, mức phí giao dịch của một công ty chứng khoán sẽ giao động từ 0.1%-0.3%, tính trên giá trị giao dịch cho cả chiều mua và bán. Tất nhiên, với một số vốn nhỏ thì con số tuyệt đối sẽ không quá khác biệt, nhưng hay hình dung chúng với con số lớn.

  • Nếu bạn vào 1 lệnh với khối lượng 10 triệu đồng, với số lượng lệnh bình quân là 4 lệnh/tháng (giả sử mỗi tuần chỉ vào 1 lệnh), khi đó mức phí 0.1% tương ứng với 40k, và 0.3% là 120k/tháng, khoản chênh lệch 80k của 2 mức phí này là không đáng kể.
  • Tuy nhiên, nếu giá trị giao dịch mỗi lệnh của bạn là 1 tỷ, khoảng chênh lệch này tương ứng với 8 triệu đồng – một con số có lẽ bạn sẽ cần phải suy nghĩ nếu giao dịch trong một thời gian dài.

Dưới đây là bảng so sánh mức phí giao dịch của top các công ty chứng khoán lớn trên thị trường.

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất

Phí giao dịch của các công ty chứng khoán top đầu thị trường

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất

Phí giao dịch đối với hợp đồng phái sinh

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất

Cách tính khác: tính theo số lượng HĐ/Ngày

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất

Các loại phí khác (bắt đầu áp dụng từ 15/02)

Thông thường các công ty chứng khoán sẽ xác định mức phí giao dịch dựa trên một số tiêu chí:

  • Các dịch vụ đi kèm: các công ty chứng khoán lớn với nhiều dịch vụ đi kèm tiện ích cho nhà đầu tư (sẽ được nhắc đến ở phần dưới) thường đi kèm với chi phí đầu tư lớn, do đó mức phí giao dịch bạn phải trả khi sử dụng dịch vụ của họ cũng lớn hơn.
  • Giá trị tài khoản của bạn: bạn có giá trị tài khoản, hoặc giá trị giao dịch bình quân càng lớn, phí giao dịch sẽ càng thấp.
  • Broker tư vấn: ở một số công ty chứng khoán, bạn sẽ tiết giảm được phí giao dịch đáng kể nếu không sử dụng broker tư vấn mà tự mình giao dịch. Ví dụ: nếu mở tài khoản ở công ty chứng khoán MBS, mức phí giao dịch sẽ là 0.1% nếu bạn tự giao dịch, và 0.3% khi sử dụng broker. Việc học hỏi các kiến thức cần thiết và tự mình giao dịch sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí giao dịch và gia tăng lợi nhuận.

Bên cạnh phí giao dịch, nếu bạn mà một trader ưa thích sử dụng margin, thì lãi vay margin cũng là một khoản chi phí rất lớn cần xem xét. Tương tự như bài toán về phí giao dịch, sự chênh lệnh giữa 2 mức lãi vay 10%/năm và 12-13%/năm là đáng cân nhắc khi xét trên quy mô vốn lớn. Ví dụ: nếu bạn vay margin tỷ lệ 1:1 với số vốn 1 tỷ đồng, sau 1 năm mức lãi bạn phải trả với lãi suất 10% là 100 triệu, và 13% là 130 triệu, với khoản chênh lệch 30 triệu/năm – danh mục của bạn phải sinh lời thêm 3% để cover được khoản chi phí phát sinh thêm này. Rõ ràng việc lựa chọn công ty chứng khoán có mức lãi suất margin thấp sẽ giúp giảm áp lực sinh lời cho danh mục.

Một lưu ý nhỏ nữa là trước khi mở tài khoản, bạn nên hỏi những người quen hoặc broker tại công ty chứng khoán đó, xem công ty này có thường xuyên gặp tình trạng “căng” margin hay không. “Căng” hay còn gọi là “siết” margin là tình trạng xảy ra khi các công ty chứng khoán sử dụng lượng dư nợ margin quá cao, sát với mức giới hạn 2 lần vốn chủ sở hữu theo luật. Khi đó, bạn sẽ không thể vay thêm margin mới mặc dù ký quỹ vẫn còn. 

Lựa chọn tốt nhất cho tiêu chí nàyCông ty chứng khoán VPS, TCBS.

Đội ngũ môi giới

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường và không có nhiều thời gian, bạn sẽ cần một người tư vấn (broker) hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tài khoản giao dịch, cập nhật cho bạn các thông tin kịp thời về thị trường và đưa ra các khuyến nghị mua/bán khi cần thiết.

Các công ty chứng khoán lớn thường là nơi có chế độ đãi ngộ tốt, đồng thời chú trọng nhiều vào việc đào tạo nhân sự, do đó thường là nơi tập trung được đội ngũ các môi giới có nhiều năm kinh nghiệm, khả năng tư vấn và tư vấn tốt. Ngược lại, broker tại các công ty nhỏ thường có kỹ năng nghiệp vụ không vững, đồng thời họ sẽ có xu hướng khuyến khích bạn giao dịch nhiều để tăng phí hoa hồng, thay vụ chú trọng vào hiệu quả đầu tư.

Lựa chọn tốt nhất cho tiêu chí này: Công ty chứng khoán VNDS, SSI.

Chất lượng tư vấn – phân tích

Chất lượng tư vấn và báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán là một trong những tiêu chí  mà Green Chart đánh giá rất cao. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, các nhà đầu tư cá nhân thường tiếp cận với cổ phiếu gián tiếp qua các thông tin do các chuyên viên phân tích của công ty chứng khoán cung cấp. Một số công ty chứng khoán đầu tư mạnh vào đội ngũ phân tích khi tuyển dụng những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ bằng cấp, đồng thời thường xuyên tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp để thu thập các thông tin có giá trị cho nhà đầu tư. 

Lựa chọn tốt nhất theo tiêu chí này:

  • Báo cáo ngành của công ty chứng khoán FPTS.
  • Báo cáo chiến lược thị trường của công ty chứng khoán Rồng Việt – VDSC.
  • Báo cáo phân tích doanh nghiệp của công ty chứng khoán Bản Việt – VCSC.

Yếu tố tiện ích – công nghệ

Đây là yếu tố rất được xem trọng trong thời gian gần đây, khi xu hướng mở tài khoản và giao dịch hoàn toàn online ngày càng phổ biến. Bạn có thấy bực mình nếu trong một phiên giao dịch quan trọng, bạn cần phải bán cổ phiếu nhưng hệ thống giao dịch bị lỗi, hay không đăng nhập được? 

Các công ty chứng khoán hiện nay vẫn liên tục đầu tư nguồn lực vào việc cải tiến chất lượng giao dịch thông qua các app đặt lệnh với các tính năng hiện đại, dễ thao tác, giúp tăng hiệu quả trong việc giao dịch và quản lý danh mục cho nhà đầu tư. 

Một số ứng dụng được Green Chart đánh giá cao như: bảng giá thông minh của công ty chứng khoán VNDS, bộ lọc cổ phiếu của công ty chứng khoán MBS, hay nền tảng đầu tư cộng đồng Icopy của TCBS,…

Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Bộ lọc cổ phiếu MBS
Mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào tốt nhất?
Icopy TCBS

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán Online miễn phí tại đây

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed