Mục lục

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Trong các chỉ số tài chính, ROE là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiêp, và thường được các nhà đầu tư ưa thích sử dụng. Vậy ROE là gì, cách tính và ứng dụng như thế nào trong phân tích và giao dịch cổ phiếu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

ROE là gì?

ROE (return on equity) là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thường được tính toán trong giai đoạn 1 năm hay 4 quý gần nhất. Chỉ số này được tính bằng công thức:

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Bạn có thể dễ dàng tính chỉ số ROE của một doanh nghiệp bằng các thông tin trên báo cáo tài chính. Chẳng hạn, doanh nghiệp X có lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đầu năm là 30 tỷ đồng, cuối năm là 50 tỷ đồng, suy ra vốn chủ sở hữu bình quân = (30 + 50)/2 = 40 tỷ, và bạn có thể dễ dàng tính được ROE của doanh nghiệp X là 25% theo thức trên.

Tuy nhiên, để giảm thiểu thời gian tính toán, ROE cũng có thể được tra cứu miễn phí trên các trang tin tức cổ phiếu như cafef, vietstock,…

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Nhìn vào công thức trên, ta có thể thấy, ROE phản ánh hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu – phần vốn đầu tư của các cổ đông. Đây là chỉ tiêu khả năng sinh lời cơ bản nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào.

So sánh một cách đơn giản, ROE của doanh nghiệp giống như tỷ suất sinh lời của một danh mục đầu tư. Chẳng hạn, nếu tài khoản chứng khoán của bạn có 1 tỷ đồng, sau một năm bạn lãi 200 triệu đồng, như vậy tỷ suất sinh lời trong năm của bạn là 20%. Trong trường hợp này, giá trị tài sản ròng của bạn đóng vai trò giống như vốn chủ sở hữu, còn mức lãi giống như lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, họ cũng sử dụng vốn góp từ các cổ đông để đầu tư sản xuất kinh doanh, sinh lợi nhuận, và tỷ suất sinh lời chính là ROE.

Giống như nhiều chỉ số tài chính khác, ROE cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả sinh lời của các doanh nghiệp, cũng như so sánh với chính doanh nghiệp đó trong quá khứ. Chẳng hạn trong cùng một ngành, công ty có ROE cao hơn trung bình ngành sẽ hấp dẫn hơn các công ty có ROE thấp.

ROE bao nhiêu là tốt?

Hiển nhiên, ROE càng cao càng tốt. Nếu ROE quá thấp, chẳng hạn 5%, thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng (6-7%), điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả.

Do đặc thù của các ngành nghề khác nhau, mức ROE của các công ty sẽ khác nhau. Chẳng hạn với các doanh nghiệp hàng tiêu dùng bán lẻ, họ luôn phải duy trì lượng hàng tồn kho cao, nên ROE của các doanh nghiệp trong ngành có thể sẽ thấp, khoảng 10%. Trong khi đó các công ty công nghệ chẳng cần đầu tư quá nhiều vào các tài sản vẫn có thể tạo ra lợi nhuận, nên họ có thể có mức ROE cao. Một công ty tốt nên có mức ROE cao hơn trung bình ngành.

Chẳng hạn đối với ngành thép, bạn có thể thấy các doanh nghiệp như HPG, HSG, NKG có ROE (4 quý gần nhất) cao hơn trung bình ngành, ngoài ra đây đều là các doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành. ROE cao giúp doanh nghiệp có nhiều động lực sản xuất hơn, cũng giúp họ có sự tăng trưởng vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất, do đó họ có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp có ROE thấp như TVN, POM, TDS không chiếm nhiều thị phần trong ngành.

Tuy vậy dưới góc độ nhà đầu tư, bạn cũng nên đánh giá một cách chi tiết hơn về ROE, liệu ROE cao nhưng công ty có thể duy trì ổn định? ROE thấp nhưng có thể cải thiện? Chẳng hạn nếu một công ty có mức ROE 5 năm trước luôn duy trì ở mức 10-15%, nhưng năm nay ROE lại đạt 40%, trước tiên bạn nên đánh giá các nguyên nhân làm tăng ROE của công ty có tích cực hay không, và công ty có thể duy trì ROE ở mức này trong tương lai hay không.

Công ty hoàn toàn có thể thao túng ROE, như thay đổi các chính sách kế toán khác làm tăng lợi nhuận, đi vay để mua cổ phiếu quỹ (điều vô cùng tối kỵ).

Sử dụng ROE để đánh tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Toàn bộ LNST của doanh nghiệp thuộc về các cổ đông và làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp, vì vậy ROE cũng là một chỉ số để đánh giá tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu toàn bộ LNST được giữ lại doanh nghiệp, ROE chính là tốc độ tăng trưởng của công ty. Tuy vậy, công ty thường sử dụng một phần lợi nhuận để trả cổ tức cho các cổ đông, vì vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh theo công thức:

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp = ROE * Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Đây được gọi là tốc độ tăng trưởng ổn định của doanh nghiệp, một nhân tố được sử dụng để định giá cổ phiếu, như trong mô hình tăng trưởng Gordon, hay mô hình chiết khấu dòng tiền. Nôm na, nếu tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, có thể cổ phiếu này đang chưa được thị trường định giá đầy đủ, hoặc thị trường đánh giá rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Phân tích ROE bằng mô hình DuPont

Mô hình DuPont được sử dụng để phân tích ROE, cho biết ROE cao hay thấp do đâu và công ty cần cải thiện điểm gì. Phân tích DuPont cũng rất quan trọng trong việc so sánh các công ty cùng ngành với nhau hoặc đánh giá sự cải thiện ROE của một công ty.

Mô hình DuPont 2 nhân tố

Chúng ta sẽ biến đổi công thức ROE như sau:

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Như vậy có thể nói, ROE phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là ROA và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. ROA đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong khi đòn bẩy tài chính phản ánh cơ cấu tài sản của công ty, đòn bẩy càng cao, công ty sử dụng nợ vay càng nhiều.

Do đó, doanh nghiệp có thể cải thiện ROE bằng cách cải thiện ROA, cụ thể là phân bổ tài sản một cách tối ưu nhất để tạo ra lợi nhuận: đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại có chi phí thấp và năng suất cao, tuyển dụng nhân viên khắt khe, tự động hóa dây chuyền sản xuất để cắt giảm chi phí,…

Khi ROA được tối ưu, công ty có thể sử dụng đòn bẩy để tăng ROE bằng việc đi vay nhiều hơn, và sử dụng vốn vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy vậy, đòn bẩy cao cũng đi kèm với rủi ro cao, nếu như công ty không tạo ra dòng tiền để trả nợ đúng hạn.

Điều này cũng giống như việc bạn sử dụng vay margin để tăng tỷ suất sinh lời cho danh mục đầu tư của bạn. Lợi nhuận và rủi ro đều được phóng đại.

Lấy ví dụ các doanh nghiệp ngành thép dưới đây:

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Chúng ta có thể thấy, các doanh nghiệp đầu ngành như HPG và HSG có ROE cao hơn các doanh nghiệp khác như VIS, TIS do họ sử dụng tài sản hợp lý hơn, được phản ánh bởi ROA cao hơn. Mặc dù HSG có ROA thấp hơn HPG (cho thấy khả năng sử dụng tài sản kém hơn), nhưng bằng việc sử dụng nhiều nợ, doanh nghiệp đã cải thiện được ROE. VIS và TIS không tạo ra được ROA cao, nên họ sử dụng đòn bẩy cao hơn để phần nào bù đắp ROE.

Trường hợp của TNS đặc biệt hơn, họ tạo ra ROE rất cao do sử dụng nhiều đòn bẩy, mặc dù đây là doanh nghiệp có thị phần nhỏ và ROA thấp. Tuy vậy, sử dụng đòn bẩy quá lớn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mô hình DuPont 3 nhân tố

Tiếp tục biến đổi công thức ROE như trên:

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Ở đây, chúng ta đã tách ROA thành tích của hai chỉ số quan trọng: vòng quay tổng tài sản và biên LNST.

Vòng quay tổng tài sản đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để tạo ra doanh thu. Công ty có vòng quay tổng tài sản cao sẽ có một số biểu hiện như cơ sở vật chất sản xuất hoạt động với năng suất cao, chiến lược bán hàng, marketing tốt.

Biên LNST phản ánh khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp. Công ty có vị thế lớn có thể tận dụng để đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá thành các nguyên vật liệu đầu vào, cải thiện lợi nhuận gộp. Ngoài ra, công ty có thể tăng LNST bằng cách cắt giảm các chi phí khác như lương người lao động, quản lý, lãi suất đi vay (ít sử dụng vốn vay), tuy vậy những cách này đôi khi không phải tối ưu (người lao động sẽ ít động lực hơn khi bị giảm lương, cắt giảm nợ làm giảm đòn bẩy tài chính).

Đi vào ví dụ dưới đây. Bạn thấy sự khác biệt giữa ROE của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2020 đến từ biên LNST. HPG có cấu trúc chi phí thấp nhất nên ROE cao nhất, và đây là điểm mà các doanh nghiệp như HSG, VIS, TIS cần cải thiện. Ngoài ra, do HPG là doanh nghiệp có vị thế đầu ngành thép, nên có thể có lợi thế đàm phán với các nhà cung cấp nhằm giảm giá nguyên vật liệu đầu vào.

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Mô hình DuPont 5 nhân tố

Tiếp tục biến đổi công thức ROE:

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Trong công thức này chúng ta sẽ phân tích rõ tác động đối với biên LNST của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cải thiện biên LNST bằng cách tăng biên EBIT, tăng hệ số gánh nặng lãi vay và gánh nặng thuế.

EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (earning before interest, tax), có thể coi như lợi nhuận thuần đến từ hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó biên EBIT sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Hệ số gánh nặng lãi vay càng lớn cho thấy doanh nghiệp ít chịu gánh nặng lãi vay. Công ty cần hạn chế sử dụng vốn vay, hoặc có thể đàm phán hạ lãi suất cho vay ngân hàng hoặc tạo ra nhiều lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí đi vay.

Hệ số gánh nặng thuế càng lớn cho thấy doanh nghiệp ít chịu gánh nặng thuế. Đây là hệ số thường khó thay đổi do chính sách thuế của Nhà nước thường sẽ cố định trong thời gian dài.

Đi sâu vào 4 doanh nghiệp nói trên, HSG, VIS và TIS đều có biên EBIT kém hơn phản ánh cấu trúc chi phí vận hành của doanh nghiệp cao hơn. Ngoài ra, do VIS và TIS sử dụng nhiều đòn bẩy nên phải chịu gánh nặng lãi vay lớn hơn (hệ số gánh nặng lãi vay thấp hơn).

Chỉ số ROE và ứng dụng trong phân tích cổ phiếu

Như vậy qua bài viết trên, bạn đã biết hiểu các khái niệm, cách tính và ý nghĩa của các chỉ số ROE, ROA, cũng như cách phân tích chỉ số ROE bằng mô hình DuPont. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những bài viết thú vị khác xoay quanh chủ đề phân tích các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed