Mục lục

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?
Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?

Trong đầu tư cổ phiếu, có bao giờ bạn cảm thấy nuối tiếc khi đã ra quyết định đầu tư và ngay sau đó có những thông tin, sự kiện bất ngờ xuất hiện xung quanh cổ phiếu đó xảy ra khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm không theo kế hoạch của bạn, do đó quyết định đầu tư trở nên không thực sự chính xác và thiếu hiệu quả? Đây chính là vấn đề về “thông tin bất cân xứng” mà chúng ta sẽ đề cập đến trong bài này.

Cũng trong tình huống đó, bạn ước rằng nếu bản thân biết được thông tin hoặc sự kiện đó thì đã có những quyết định hiệu quả hơn. Bạn nghĩ rằng nếu là một trong những thành viên cốt cán của doanh nghiệp đó thì bạn đã biết được những thông tin đó rồi và đó chắc chắn là một trong những lợi thế không hề nhỏ cho mình. 

Trong đầu tư chứng khoán nói riêng và trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh nói chung, tình trạng như vậy thường được nhắc đến bằng khái niệm “thông tin bất cân xứng”. Vậy:

Thông tin bất cân xứng là gì?

Thông tin bất cân xứng (hay asymmetric information) trên thị trường chứng khoán đề cập đến tình trạng một trong các bên giao dịch biết nhiều thông tin hơn so với các bên còn lại khiến việc đưa ra quyết định trở nên thiếu khách quan hơn.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán

Trong một giao dịch thông thường, bên mua thường là những người gặp bất lợi về mặt thông tin hơn so với bên bán bởi chỉ người bán là nắm rõ hơn thông tin về sản phẩm của mình, do đó họ dễ dàng điều chỉnh giá bán theo mục đích riêng bằng cách đưa ra những thông tin có lợi và che giấu những thông tin bất lợi về sản phẩm đối với người mua. 

Hệ quả của thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng chính là cơ sở để bên có nhiều thông tin hữu ích hơn nắm lợi thế trong một giao dịch thực hiện những hành vi mang lại lợi ích cho họ. Trường hợp này trở nên rất phổ biến với thị trường chứng khoán khi bạn chưa hề hay biết những sự kiện đang xảy ra với cổ phiếu mình đang nắm giữ thì trên thị trường (chưa có bất kỳ thông tin nào được công bố), nhiều nhà đầu tư khác đã liên tục bán tháo (thông thường đối với thông tin xấu) hoặc gom hàng (ngược lại) bởi họ đã nắm được thông tin mật và hành động trước nhiều nhà đầu tư khác.

Chính vì những hành động trên, thị trường trở nên mất cân bằng, thiếu minh bạch và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định giao dịch của các nhà đầu tư, từ đó làm suy giảm nghiêm trọng mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, trước khi tiến hành giao dịch, nhà đầu tư cần chủ động tìm kiếm những nguồn thông tin chính xác và minh bạch.

Thông tin bất cân xứng có thể xuất hiện ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, từ mua sắm hàng hóa nhỏ lẻ hay trong một nền kinh tế rộng lớn nói chung. Thông thường, khi rủi ro thông tin bất cân xứng xảy ra trong một giao dịch cụ thể, nó có thể gây ra hai hệ quả như sau:

Thứ nhất, thông tin bất cân xứng gây ra sự lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection)

Hiểu một cách đơn giản, thông tin bất cân xứng khiến chúng ta đưa ra sự lựa chọn sai lệch và thường xảy ra trước khi giao dịch được thực hiện. Một ví dụ rất nổi tiếng về sự lựa chọn đối nghịch là về thị trường Lemon (thuật ngữ dùng để chỉ thị trường xe ô tô đã qua sử dụng), đề cập đến trường hợp người mua do thiếu thông tin nên mua phải sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?

Sự lựa chọn đối nghịch

Cụ thể, người bán biết rõ về chất lượng của từng chiếc xe và anh ta sẽ cố gắng bán được những chiếc xe chất lượng kém với giá ngang bằng với những chiếc xe chất lượng còn tốt. Ở chiều ngược lại, những người mua cũng biết đến sự bất lợi này nên họ sẽ lựa chọn chỉ trả với mức giá trung bình khi mua xe với lập luận rằng nếu có bị mua hớ thì cũng không bị mua đắt quá là bao.

Hệ quả là cả những chiếc xe kém chất lượng lẫn chất lượng còn tốt đều được bán với cùng một mức giá và sẽ đều khó bán như nhau. Và theo George Akerlof (1970), hiện tượng như trên được gọi là sự lựa chọn đối nghịch khi chỉ những chiếc xe chất lượng thấp được bán với mức giá trung bình còn những chiếc xe với chất lượng còn tốt thì không (vì người bán không muốn bán xe tốt với giá thấp như vậy). Nhìn rộng ra một nền kinh tế tổng thể, hiện tượng như vậy sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho cả người bán và người mua và đây chính là biểu hiện cho sự thất bại của thị trường.

Tương tự đối với thị trường chứng khoán, khi xảy ra hiện tượng bất cân xứng thông tin, người mua sẽ rơi vào tình trạng mua phải cổ phiếu của những công ty có kết quả hoạt động yếu kém trong khi lại không lựa chọn cổ phiếu của những công ty có hiệu quả hoạt động cao. Về lâu dài, những chứng khoán chất lượng cao dễ bị đẩy khỏi thị trường, hàng hóa chỉ còn lại những chứng khoán chất lượng kém, thị trường sẽ dần mất tính thanh khoản, hoạt động kém hiệu quả và bị thu hẹp dần.

Thứ hai, thông tin bất cân xứng còn gây ra tình trạng rủi ro đạo đức (Moral Hazard)

Theo đó, rủi ro đạo đức là hệ quả khi bên biết nhiều thông tin hơn có khả năng thay đổi hành vi của mình gây bất lợi cho bên còn lại. Như vậy, trái ngược với sự lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức xảy ra sau khi giao dịch được thực hiện. 

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán là gì?

Rủi ro đạo đức

Trên thị trường chứng khoán, đối với các nhà môi giới (hay chuyên viên tư vấn đầu tư) được hưởng hoa hồng dựa trên các giao dịch thực tế của khách hàng mà họ quản lý (thu từ phí giao dịch và các phí dịch vụ khác của khách hàng). Chính vì vậy, để đảm bảo KPI hoặc tăng doanh số cho công ty chủ quản, những nhà môi giới với lợi thế nắm giữ nhiều thông tin về các cổ phiếu, có thể thực hiện những hành vi phi ẩn chứa rủi ro đạo đức như:

  • Tư vấn cho khách hàng mua bán liên tục, sử dụng margin cao để tăng phí dịch vụ hay
  • Khuyến nghị khách hàng mua bán các mã chứng khoán với rủi ro quá cao…v.v…

Bên cạnh đó, một ví dụ điển hình khác về rủi ro trên thị trường chứng khoán đó là các quỹ đầu tư hay công ty quản lý quỹ. Chẳng hạn, với một quỹ đầu tư thụ động (điển hình là các quỹ ETF), thay vì tiền của bạn được đầu tư trong một tài khoản riêng biệt thì nó được gộp chung với tiền của những nhà đầu tư khác và ủy thác cho quỹ điều hành. 

Chính vì cơ chế này, người điều hành quỹ hoàn toàn có thể thực hiện những hành vi trái với cam kết ban đầu với các chủ đầu tư (thực hiện những thương vụ quá nhiều rủi ro, không công bố thông tin cho nhà đầu tư hay gia tăng chi phí quản lý một cách bất thường …v.v…) từ đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư (đầu tư thua lỗ, chi phí quản lý quá lớn…). 

Thông tin không cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức sẽ gây ra những tác động tiêu cực sự phát triển của thị trường, đặc biệt là những thị trường đang phát triển như thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề thông tin bất cân xứng thực sự cần được chú trọng nghiên cứu và có những biện pháp khắc phục cụ thể, dựa trên việc nâng cao hoạt động quản lý và chất lượng giám sát của các nhà điều hành. 

Thông tin bất cân xứng là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị rủi ro trong giao dịch, chúng tôi đã có một chuyên mục riêng về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo tại đây.

Happy Trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed