Mục lục

VJC – CHỜ ĐỢI ĐỂ CẤT CÁNH

Tổng quan doanh nghiệp VJC

VJC - CHỜ ĐỢI ĐỂ CẤT CÁNH

VJC – Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Hose) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, đi đầu trong các ứng dụng công nghệ với website bán vé hiện đại, thân thiện, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng.

Quy mô và lợi thế cạnh tranh 

Vị thế là hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam – chiếm thị phần nội địa lớn nhất Việt Nam với 40% thị phần nội địa vào năm 2020. VJC cũng chiếm thị phần quốc tế lớn thứ hai của ngành hàng không Việt Nam.

Kết quả kinh doanh hiện tại 

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 do Công ty Kiểm toán PWC thực hiện:

  • Báo cáo ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, VJC đạt doanh thu vận tải hàng không là 5.022 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 34,2 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ vào lợi nhuận từ đầu tư dự án mới .So với báo cáo tài chính do Vietjet tự lập, báo cáo soát xét ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 148%.
  • Về doanh thu hợp nhất, báo cáo soát xét cho biết Vietjet đạt doanh thu hợp nhất 7.556 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 121,8 tỷ đồng, tăng 161% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Báo cáo soát xét cũng ghi nhận Vietjet có tổng tài sản 49.855 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 16.975 tỉ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,31 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,51 lần – thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới. Nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Vietjet đã vận chuyển hơn 4,8 triệu lượt hành khách trên toàn mạng bay và thực hiện hơn 34 nghìn chuyến bay. Ngoài ra, Vietjet đã tận dụng nguồn lực để tập trung hoàn thiện các quy trình khai thác và tăng cường hoạt động khai thác hàng hóa; tương ứng kết quả trong kỳ đã thực hiện vận chuyển hơn 37 nghìn tấn hàng hóa, tăng hơn 40% – 45% so với cùng kỳ năm trước.

Luận điểm giao dịch 

Tỷ lệ tiêm chủng cao và ngày càng được cải thiện: tính đến ngày 23/11/2021, 68,9% dân số Việt Nam được tiêm ít nhất một liều, trong đó 45,2% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ; Chính phủ đặt mục tiêu dần khôi phục lại hoạt động hàng không nội địa trong Q4/21 và hoạt động bình thường trở lại vào Q1/22. Với đường bay quốc tế, Chính phủ đã đồng ý phương án thí điểm đón khách du lịch nước ngoài có hộ chiếu vắc xin đến Phú Quốc, Hạ Long, Hội An, Nha Trang. Theo kế hoạch, hàng không quốc tế Việt Nam có thể hoạt động bình thường trở lại kể từ Q3/2022.

Tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không kể từ năm 2022: Với hạ tầng sân bay được nâng cấp để tháo gỡ nút thắt về thiếu công suất và các sân bay mới được phát triển cho đến năm 2030, chính phủ dự kiến tổng lượng hành khách sẽ tăng 9,6%/ năm giai đoạn 2019-2030, trong đó lượng khách nội địa sẽ tăng 9,8%/năm trong khi lượng hành khách quốc tế sẽ tăng 9,2%/năm, đối với kịch bản khả quan.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành (LTIA) GĐ 1 đang được xây dựng và sẽ là động lực tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam từ năm 2025 trở đi. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dự kiến tổng vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2021-2030 là 141.193 tỷ đồng (gấp 5,1 lần vốn tư nhân giai đoạn 2010-2020), sẽ mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia sâu vào phân khúc hạ tầng hàng không. Với cơ sở hạ tầng được nâng cấp để giải phóng nút thắt về thiếu hụt công suất và các sân bay mới sẽ được phát triển cho đến năm 2030, Chính phủ dự kiến tổng lưu lượng hành khách của cả nước sẽ tăng 14,1%/năm giai đoạn 2022-30.

Nhìn về tương lai khi thế giới cũng như Việt Nam khống chế thành công đại dịch, ngành hàng không được dự báo sẽ có bước nhảy vọt với tổng lưu lượng hành khách ước tính tăng 193%/19% so với cùng kỳ trong 2022-23, dẫn tới sự phục hồi mạnh mẽ và kết quả kinh doanh tăng trưởng của các công ty hàng không. 

Trước tình hình nhiên liệu máy bay ngày càng tăng, các hãng hàng không giá rẻ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với các hãng hàng không truyền thống. Mức tiêu thụ nhiên liệu của máy bay phụ thuộc chặt chẽ vào trọng lượng của nó. Máy bay đường dài thường là máy bay thân rộng, công suất lớn hơn, trọng lượng nặng hơn. Ngoài ra, các chuyến bay đường dài cũng cần nhiều nhiên liệu khiến máy bay nặng hơn. Ngược lại, máy bay đường ngắn thường là máy bay thân hẹp, trọng lượng nhẹ hơn nên tốn ít nhiên liệu cất cánh và duy trì độ cao hơn so với máy bay đường dài. Đội bay của VJC là tất cả các máy bay thân hẹp sẽ có mức tiêu thụ nhiên liệu/ASK (ghế luân chuyển) thấp hơn so với HVN với gần 30% đội bay là máy bay thân rộng. 

Với mô hình hàng không giá rẻ, VJC sẽ giảm giá vé và thu hút khách hàng, nhất là trong thời điểm người dân gặp khó khăn tài chính và ưa thích các chuyến bay giá rẻ. Bên cạnh nỗ lực cắt giảm chi phí, VJC còn chủ động thanh lý tài sản nhằm cải thiện dòng tiền, ứng phó với đại dịch. Nhờ những hành động này, kể từ đầu đại dịch Covid-19, tính thanh khoản luôn được đảm bảo mặc dù ngành hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dòng tiền của VJC đủ để hoạt động trong giai đoạn đại dịch xảy ra với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu luôn duy trì lành mạnh 0,66-0,76, mức rất tốt để tăng tín dụng tài trợ cho việc mở rộng đội bay khi các đường bay trên thế giới mở trở lại. VJC có kế hoạch nhận 8/11/25 máy bay trong giai đoạn 2021-2023

Yếu tố rủi ro:

(1) Những bất ổn từ đại dịch dẫn đến lượng hành khách nội địa thấp hơn dự kiến và việc nối lại đường bay quốc tế chậm hơn dự kiến, 

(2) Giá nhiên liệu cao hơn dự kiến dẫn đến chi phí của các hãng hàng không tăng và có thể làm tăng giá vé khiến giảm nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, và

(3) Việc áp giá sàn cho giá vé máy bay nội địa có thể loại bỏ vé máy bay giá rẻ và cản trở kế hoạch kích cầu du lịch và hàng không của Chính phủ trong giai đoạn tới. 

Quan điểm định giá

Theo báo cáo mới nhất của VNDS, khuyến nghị khả quan đối với VJC giá mục tiêu 153,800, với mức PE =58.7 lần.

Happy Trading!

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed