Hãy tưởng tượng, bạn đang đi nghỉ ở một đất nước xa lạ, nơi mà mọi thứ, bao gồm cả con người, ngôn ngữ, văn hóa, khí hậu và đồ ăn đều lạ lẫm với bạn. Sau một ngày bận rộn tham gia các hoạt động du lịch, bạn cảm thấy rất đói bụng và muốn kết thúc ngày hôm nay của mình bằng một bữa tối tuyệt vời. Bạn đi đến một con phố ẩm thực nổi tiếng ở gần đó và quyết định thử. (Tôi biết rằng nghe thì có vẻ không có gì liên quan lắm đến chủ đề hôm nay của chúng ta về phân tích kỹ thuật, nhưng hãy cùng tiếp tục).
Trước sự ngạc nhiên của bạn, có rất nhiều cửa hàng đang bán nhiều loại đồ ăn khác nhau, và mọi thứ đều trông thật hấp dẫn. Bạn hoàn toàn không biết nên ăn gì cho bữa tối, và để gia tăng độ khó cho tình huống khó xử của bạn, bạn không thể hỏi xung quanh vì bạn không biết ngôn ngữ địa phương. Trong trường hợp này, bạn nên làm gì?
Cách 1: Bạn đến một quán ăn, tìm hiểu xem họ đang nấu/bán món gì. Kiểm tra các thành phần nguyên liệu được sử dụng, phong cách nấu ăn, có thể xin nếm thử một chút (nếu được) để tìm hiểu xem bạn có thực sự thích món ăn đó hay không. Bạn lặp lại việc này với một các quán ăn – nhà hàng khác, sau đó bạn rất có thể sẽ ăn ở một nơi khiến bạn hài lòng nhất.
Ưu điểm của kỹ thuật này là bạn biết chính xác những gì bạn đang ăn vì bạn đã nghiên cứu nó một cách trực tiếp và tỉ mỉ. Tuy nhiên, mặt khác phương pháp mà bạn áp dụng không thực sự có khả năng mở rộng quy mô. Bạn có thể thành công với một vài món ăn và một vài cửa hàng, nhưng khả năng cao là bạn sẽ bỏ lỡ món ăn ngon nhất.
Đây thường là cách mà một nhà Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis – FA) thường dùng để lựa chọn cổ phiếu. Chúng ta nghiên cứu những yếu tố làm chúng ta thích thú về một doanh nghiệp: triển vọng ngành nghề, lợi thế cạnh tranh, tình hình tài chính, ban lãnh đạo, lợi nhuận trên cổ phiếu,… để có thể đưa ra lựa chọn mà mình ưng ý nhất. Bạn sẽ ít khi sai lầm nếu làm tốt công việc này, tuy nhiên cũng thường xuyên bỏ sót những cổ phiếu tốt.
Cách 2: Bạn đứng vào một góc và quan sát những người trên con phố đó, sau đó dừng lại ở cửa hàng đông khách nhất. Logic đơn giản ở đây là – “Nhà hàng này đang thu hút nhiều khách hàng nhất, có nghĩa là họ phải bán những món ăn ngon nhất, hoặc có thái độ phục vụ tuyệt vời nhất!”. Dựa trên cơ sở giả định của bạn về sở thích của đám đông, bạn quyết định đến nhà hàng đó để ăn bữa tối. Cơ hội là bạn có thể ăn những món ăn ngon nhất có sẵn trên đường phố, hoặc thất vọng vì khẩu vị mọi người không phù hộ với bạn.
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng áp dụng cho quy mô lớn. Bạn chỉ đơn giản cần xác định nhà hàng có số lượng khách hàng tối đa và đặt cược rằng nhà hàng đó tốt dựa trên sở thích của đám đông. Đó chính là quan điểm của những nhà Phân tích kỹ thuật (Technical analysis – TA), lựa chọn những cổ phiếu “hot” và đi theo xu hướng của đám đông thị trường. Rủi ro của phương pháp này, đương nhiên là không phải bao giờ số đông cũng đúng.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Theo Wikipedia, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá và khối lượng. Phân tích kỹ thuật là một chiến lược giao dịch sử dụng các biểu đồ và số liệu thống kê để phân tích các mẫu trong dữ liệu thị trường nhằm dự đoán các xu hướng trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật được sử dụng trong giao dịch hầu hết các loại tài sản tài chính như chứng khoán, hàng hóa, forex, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn (option),… Khác với phân tích cơ bản, các công cụ của phân tích kỹ thuật được sử dụng với ý nghĩa tương tự nhau trên mọi thị trường giao dịch.
Học phân tích kỹ thuật cần những gì?
Có rất nhiều khía cạnh của giá và khối lượng được nghiên cứu trong phân tích kỹ thuật, mỗi phương pháp và kỹ thuật phân tích đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tất nhiên, bạn không cần phải học hết những thứ được liệt kê dưới đây để giao dịch thành công, nhưng việc nắm được một bức tranh tổng quan về phân tích kỹ thuật giúp bạn biết nên bắt đầu từ đâu.
Lý thuyết Dow
Đây được coi là lý thuyết nền tảng của phân tích kỹ thuật với nhiều nguyên lý vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.
Các phương pháp vẽ biểu đồ giá
Có rất nhiều cách để biểu diễn giá dựa trên 3 biến: giá, khối lượng và thời gian giao dịch. Ba loại biểu đồ giá phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Biểu đồ nến Nhật.
- Biểu đồ thanh bar.
- Biểu đồ Point & Figure (P&F)
Trendline và các đường kênh giá
- Kháng cự và hỗ trợ – Hỗ trợ là khu vực mà lực mua trở lại khiến giá ngừng giảm sâu hơn nữa, kháng cự là nơi người bán trở lại khiến giá ngừng tăng giá tiếp.
- Trendline: được xây dựng bằng cách kết nối các đỉnh/đáy liên tiếp để xác định xu hướng và các vùng kháng cự, hỗ trợ tiềm năng.
- Price Channels gợi ý các tín hiệu mua bán hiệu quả dựa trên các điểm breakout.
- Andrews Pitchfork một phương pháp dựa trên đường trendline nhằm xác định các mức kháng cự, hỗ trợ và thoái lui tiềm năng trong tương lai.
- Parabolic Stop and Reverse (SAR) công cụ kết hợp giữa giá và thời gian nhằm xác định thời điểm đặt lệnh các lệnh dừng/cắt lỗ hiệu quả.
Các mẫu hình nến Nhật cơ bản
- Candlestick Basics – Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến được coi là tăng giá và ngược lại.
- Doji nến có giá mở và đóng cửa bằng hoặc gần sát nhau, cho thấy trạng thái cân bằng giữa phe mua và phe bán.
- Marubozu: nến có thân dài và không có bóng, thường thể hiện lực mua/bán áp đảo về một phía trong phiên giao dịch.
- Dragonfly Doji nến Doji có giá mở và đóng cửa trùng với mức cao nhất trong phiên, râu nến dưới dài.
- Gravestone Doji nến Doji có giá mở và đóng cửa trùng với mức thấp nhất trong phiên, râu nến phía trên dài.
Các mô hình nến đảo chiều giảm giá
- Hanging Man mô hình nến đơn cảnh báo đảo chiều giảm giá xảy ra chủ yếu ở đỉnh của một xu hướng tăng.
- Shooting Star mô hình nến đơn chiều giảm giá được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp và giá đóng cửa trong phiên gần bằng nhau, với một bóng nến trên dài.
- Bearish Engulfing – mô hình 2 nến với cây nến thứ 2 – nến giảm giá có thân nến bao phủ hoàn toàn thân của cây nến thứ nhất, thể hiện áp lực bán mạnh.
- Bearish Harami mô hình đảo chiều giảm giá 2 nến với thân nến thứ nhất – nến tăng giá bao phủ thân nến thứ 2 – nến giảm giá.
- Dark Cloud Cover – mô hình 2 nến với nến tăng giá vào ngày đầu tiên và nến thứ 2 giảm giá che phủ phần lớn thân của nến 1.
- Tweezer Top mô hình đảo chiều 2 nến xuất hiện cuối một xu hướng tăng.
- Evening Star mô hình đảo chiều 3 nến thường xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng.
Các mô hình nến đảo chiều tăng giá
- Hammer mô hình nến đơn cảnh báo đảo chiều tăng giá xảy ra chủ yếu ở cuối của một xu hướng giảm.
- Inverted Hammer mô hình nến đơn chiều tăng giá được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp và giá đóng cửa trong phiên gần bằng nhau, với một bóng nến trên dài.
- Bullish Engulfing – mô hình 2 nến với cây nến thứ 2 – nến tăng giá có thân nến bao phủ hoàn toàn thân của cây nến thứ nhất, thể hiện áp lực mua mạnh.
- Bullish Harami mô hình đảo chiều tăng giá 2 nến với thân nến thứ nhất – nến giảm giá bao phủ thân nến thứ 2 – nến tăng giá.
- Piercing Pattern dạng ngược lại của Dark Cloud Cover.
- Tweezer Bottom mô hình đảo chiều 2 nến xuất hiện cuối một xu hướng giảm.
- Morning Star mô hình đảo chiều 3 nến thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm.
Các mô hình giá – Chart patterns
- Double Bottom mô hình 2 đáy hình thành tại vùng hỗ trợ cuối một xu hướng giảm.
- Double Top mô hình 2 đỉnh hình thành tại vùng kháng cự cuối một xu hướng tăng.
- Head & Shoulders: một trong những mô hình đảo chiều kinh điển với xác xuất thành công cao.
- Triangle: bao gồm 3 dạng tam giác hướng lên, hướng xuống và tam giác đối xứng.
- Flag: thường là mô hình tiếp diễn, xác định tín hiệu mua/bán sau khi giá breakout khỏi một vùng tích lũy ngắn.
Moving Average – Đường trung bình động
- Simple Moving Average: được coi là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất, thường được sử dụng để xác định hướng xu hướng và tạo ra các tín hiệu mua và bán tiềm năng.
- Exponential Moving Average (EMA): đường trung bình với trọng số lớn hơn dành cho phiên giao dịch gần nhất.
- Adaptive Moving Average trở nên nhạy cảm hơn trong các giai đoạn thị trường có xu hướng mạnh và ít nhạy cảm hơn trong giai đoạn sideway.
- Triangular Moving Average là một Simple Moving Average được làm mượt bởi một đường trung bình của chính nó.
- Typical Price Moving Average sự kết hợp của Pivot Point và Simple Moving Average.
- Weighted Moving Average đường trung bình với tỷ trọng tăng dần đối với các phiên giao dịch từ xa đến gần.
Bands & Envelop
- Moving Average Envelopes bao gồm một đường trung bình động, cộng và trừ đi một tỷ lệ % nhất định tùy theo người dùng.
- Bollinger Bands (BB): sự kết hợp giữa đường trung bình động và độ lệch chuẩn của giá.
- Keltner Channel sự kết hợp giữa đường trung bình động và khoảng dao động trung bình (ATR) của giá, được sử dụng để báo hiệu các đột phá về giá có thể xảy ra, hiển thị xu hướng và đưa ra các chỉ số mua quá mức và bán quá mức.
Index Indicators – Chỉ báo đo lường trạng thái thị trường
- Arms Index (TRIN) là một chỉ báo xác nhận dựa trên khối lượng, đo lường xu hướng và các vùng quá mua/quá bán.
- Average Directional (ADX) chỉ báo giúp xác định thị trường có xu hướng hay không, đồng thời đo lường sức mạnh của xu hướng hiện tại.
- Commodity Channel Index (CCI) là một chỉ báo phổ biến trong việc xác định các tín hiệu mua và bán và các khu vực hành động giá quá mua và quá bán.
- Directional Movement Index (DMI) bao gồm hai đường, đường (DMI +) và đường (DMI-), nhằm tạo ra các tín hiệu mua và bán tiềm năng.
- Money Flow Index (MFI) rất hữu ích trong việc xác nhận xu hướng về giá và cảnh báo về khả năng đảo chiều.
Các chỉ báo dao động – Oscillator
- Chaikin Oscillator (or Volume Accumulation Oscillator) có thể được sử dụng để xác nhận xu hướng giá và phân hiện các phân kỳ.
- MACD chỉ báo được xây dựng giữa trên sự khác biệt giữa 2 đường trung bình động ngắn và dài.
- Rate of Change (ROC) so sánh mức biến động giá trung bình trên một phiên giao dịch, được sử dụng để xác nhận biến động giá hoặc phát hiện tín hiệu phân kỳ.
- Momentum xác định dựa trên việc so sánh mức giá hiện tại với mức giá trong quá khứ. Gần giống với Rate of Change.
- Relative Strength Index (RSI) công cụ đo lường sức mạnh xu hướng dựa trên việc so sánh các mức tăng/giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định.
- Stochastics (Fast and Slow) chỉ báo hữu ích trong việc phát hiện sự phân kỳ giá và xác nhận các khu vực quá mua/quá bán.
- Stochastic RSI chỉ báo kết hợp giữa RSI và Stochastic.
Các chỉ báo khối lượng giao dịch
- On Balance Volume (OBV) chỉ báo kết hợp giá và khối lượng để xác nhận cho xu hướng giá.
- Price Volume Trend chỉ báo kết hợp phần trăm thay đổi giá và khối lượng nhằm xác nhận sức mạnh của xu hướng giá và cảnh báo các tín hiệu đảo chiều.
- Volume Accumulation kết hợp khối lượng và tỷ trọng giá để xác định sức mạnh xu hướng.
- Volume Oscillator chỉ báo xây dựng dựa trên sự khác biệt giữa 2 đường trung bình động của khối lượng giao dịch.
- Volume Rate of Change đo lường phần trăm thay đổi của khối lượng hiện tại so với khối lượng giao dịch trong quá khứ.
- Accumulation Distribution sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng giá hoặc cảnh báo về những chuyển động yếu có thể dẫn đến đảo chiều.
Market Strength – Chỉ báo đo lường sức mạnh thị trường chứng khoán
Đây là chỉ báo được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán – đo lường tương quan giữa số lượng các mã cổ phiếu tăng giá và giảm giá trên một thị trường cụ thể.
- Advance-Decline Ratio được sử dụng để xác nhận xu hướng của thị trường chung và phát hiện tín hiệu phân kỳ.
- Market Thrust Chỉ báo là thước đo sức mạnh của thị trường chứng khoán dựa trên các biến nội suy.
- New High – New Low Index: chỉ báo xây dựng dựa trên số lượng cổ phiếu phá đỉnh (new high) và phá đáy (new low) trong một phiên giao dịch.
Tỷ lệ Fibonacci
- Fibonacci Retracements là công cụ Fibonacci được sử dụng nhiều nhất dựa trên ba ngưỡng Fibo quan trọng 38.2%, 50% và 61.8%.
- Fibonacci Arcs công cụ xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ tiềm năng trong tương lai giữa trên mức đỉnh và đáy quá khứ.
- Fibonacci Time Extensions sử dụng tỷ lệ Fibonacci áp dụng cho yếu tố thời gian.
- Fibonacci Fans sử dụng tỷ lệ Fibonacci áp dụng cho cả giá và thời gian, nhằm dự đoán các thời điểm tạo đỉnh, đáy, đảo chiều của thị trường.
Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết dựa trên nghiên cứu của tác giả Elliott về việc giá di chuyển theo những mô hình sóng lặp đi lặp lại, đây là lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật hiện đại, tuy nhiên vẫn có nhiều khía cạnh gây tranh cãi về tính hiệu quả của nó.
Kỳ vọng đúng trước khi sử dụng phân tích kỹ thuật
Thông thường những người đến với phân tích kỹ thuật với suy nghĩ rằng đây như là một cách nhanh chóng và dễ dàng để kiếm lợi nhuận trên thị trường. Ngược lại, phân tích kỹ thuật có thể là bất cứ điều gì ngoài sự nhanh chóng và dễ dàng. Nếu làm tốt, tất nhiên bạn có thể đạt được lợi nhuận cao, nhưng để đến được giai đoạn đó là cả một quá trình học hỏi và trải nghiệm không ngừng nghỉ. Do đó, trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về phân tích kỹ thuật, điều quan trọng là phải đặt ra kỳ vọng hợp lý về những gì bạn có thể và không thể đạt được với phương pháp này.
- Phân tích kỹ thuật được sử dụng tốt nhất để xác định các giao dịch ngắn hạn. Không sử dụng Phân tích kỹ thuật để xác định các cơ hội đầu tư dài hạn. Cơ hội đầu tư dài hạn được xác định tốt nhất bằng cách sử dụng phân tích cơ bản. Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư theo trường phái cơ bản, hãy sử dụng Phân tích kỹ thuật để hiệu chỉnh các điểm vào và thoát lệnh.
- Lợi nhuận trên mỗi giao dịch – Các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật thường có bản chất ngắn hạn. Đừng mong đợi lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn. Mẹo để phân tích kỹ thuật thành công là xác định các cơ hội giao dịch ngắn hạn thường xuyên có thể mang lại cho bạn lợi nhuận nhỏ nhưng nhất quán.
- Thời gian nắm giữ – Các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật có thời gian nắm giữ lệnh kéo dài trong khoảng vài tiếng cho đến vài tuần và thường không vượt quá thời gian đó. Chúng ta sẽ khám phá khía cạnh này khi chúng ta thảo luận về chủ đề các khung thời gian giao dịch.
- Tuân thủ cắt lỗ – Thông thường, các nhà phân tích sẽ vào lệnh dựa trên một lý do hợp lý nào đó, tuy nhiên, trong trường hợp cổ phiếu có biến động bất lợi, giao dịch không thể tránh khỏi rủi ro thua lỗ. Thông thường trong những tình huống như vậy, các nhà giao dịch có xu hướng tiếp tục giữ giao dịch thua lỗ của họ với hy vọng họ chúng có thể phục hồi. Một lần nữa, hãy nhớ rằng, các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật là ngắn hạn, trong trường hợp giá đi ngược lại nhận định ban đầu của bạn, hãy cắt lỗ và chuyển sang một cơ hội khác.
Một số câu hỏi thường gặp về phần tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật có được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học?
Phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên nền tảng bắt nguồn từ toán học, tâm lý học hành vi và kinh tế học. Toán học được sử dụng để tạo ra các mô hình dự báo định lượng từ giá cả, khối lượng và các dữ liệu thị trường khác. Tâm lý học hành vi cho phép hiểu rõ hơn về các hành vi của con người dẫn đến quyết định mua / bán. Kinh tế học mô tả cách các nền kinh tế hành xử ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô, qua đó tác động đến xu hướng giá dài hạn của thị trường.
Sự khác biệt giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là gì?
Các công cụ và kỹ thuật phân tích kỹ thuật tập trung vào việc xác định các biến động giá tiềm năng, cụ thể là xu hướng hướng, cường độ và khả năng xảy ra các biến động giá tiếp theo. Phân tích cơ bản được thiết kế để có được cái nhìn sâu sắc về tình trạng tổng thể của cổ phiếu, nhằm xác định giá trị thực tế của cổ phiếu so với mức giá hiện tại của thị trường.
Chỉ báo kỹ thuật nào là tốt nhất?
Mỗi chỉ báo kỹ thuật có những ưu và nhược điểm riêng, chỉ báo kỹ thuật tốt nhất là chỉ báo phù hợp nhất với bạn: bạn thấu hiểu bản chất của chúng và sử dụng chúng giúp bạn giao dịch sinh lời hiệu quả.
Tôi hy vọng bạn sẽ sớm tìm được những chỉ báo phù hợp và xây dựng hệ thống giao dịch cho riêng mình, thông qua các bài viết chi tiết về từng loại chỉ báo kỹ thuật dưới đây.
Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng
Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.
Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.
Happy trading !