Mục lục

Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả nhất

Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng RSI hiệu quả nhất
Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng RSI hiệu quả nhất

Việc kết hợp một bộ chỉ báo kỹ thuật bao gồm chỉ một báo dao động (Ví dụ như Stochastic, Momentum hay RSI) với một chỉ báo xu hướng như đường trung bình động – MA là cách tiếp cận thông thường khi xây dựng một hệ thống giao dịch. Tuy nhiên, bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn khác khi chỉ sử dụng riêng chỉ báo RSI kết hợp với những khái niệm biểu đồ cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Cũng giống như nhiều nhà giao dịch theo phong cách tối giản khác, tôi có xu hướng sử dụng rất ít chỉ báo (Indicator) trong biểu đồ kỹ thuật của mình, và RSI  là một trong những chỉ báo hoạt động tốt nhất dành cho các nhà giao dịch theo kiểu Swing trading.

Chỉ báo RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index) hay Chỉ báo sức mạnh tương đối là một loại chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, giúp đo lường sức mạnh của giá. RSI được phát minh vào năm 1968 bởi J. Welles Wilder.

Chỉ báo RSI hiển thị trên biểu đồ giá
Chỉ báo RSI hiển thị trên biểu đồ giá

Giống như nhiều chỉ báo khác, RSI sử dụng dữ liệu đầu vào cơ bản là giá, cụ thể là dữ liệu giá của X phiên (nến) gần nhất trước đó làm đầu vào. Giá trị X phổ biến nhất được sử dụng là 14 phiên – RSI (14), được mặc định bởi tác giả Wilder.

Công thức của chỉ báo RSI như sau:

Công thức tính chỉ báo RSI
Công thức tính chỉ báo RSI

Qua công thức trên, ta có thể thấy:

  • RSI sẽ chỉ nhận giá trị giới hạn trong khoảng từ 0 đến 100.
  • Mức trung điểm (50) xảy ra khi tổng mức tăng bằng với tổng mức giảm trong X phiên, cho thấy xu hướng đi hiện tại là cân bằng.
  • Các vùng <30 và >70 được cho là các ngưỡng quá mua/quá bán của chỉ số, nơi lực mua hoặc lực bán áp đảo so với phe còn lại.
Bảng tính Excel hiển thị thời điểm tính toán Chỉ báo RSI
Bảng tính Excel hiển thị thời điểm tính toán Chỉ báo RSI

Cách chỉ báo RSI hoạt động

Là một chỉ báo động lượng, RSI so sánh sức mạnh của một cổ phiếu hay một loại hàng hóa nào đó vào những ngày giá tăng với sức mạnh của nó vào những ngày giá giảm. RSI sẽ cung cấp sự xác nhận (Confirmation) nếu xu hướng hiện tại của giá đồng pha với xu hướng tăng/giảm của RSI. Chính vì vậy, chỉ báo RSI được sử dụng cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác, có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn.

Nếu chúng ta liên hệ một chút với kiến thức vật lý, thì RSI có thể được coi là gia tốc của đồ thị giá. Khi giá có số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm – trong một khoảng thời gian nhất định, chỉ báo RSI sẽ ở mức cao để báo hiệu một đà tăng mạnh mẽ của giá, và ngược lại.

Sử dụng chỉ báo RSI để xác nhận xu hướng

RSI xác nhận xu hướng tăng khi:

  • RSI cắt lên ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên.
  • RSI có xu hướng tăng đồng pha với biến động giá.
Sử dụng RSI để xác nhận xu hướng tăng
Sử dụng RSI để xác nhận xu hướng tăng

RSI xác nhận xu hướng giảm khi:

  • RSI cắt lên ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.
  • RSI có xu hướng giảm đồng pha với biến động giá.
Sử dụng RSI để xác nhận xu hướng giảm
Sử dụng RSI để xác nhận xu hướng giảm

Sử dụng chỉ báo RSI để xác định các ngưỡng quá mua và quá bán

Chỉ báo RSI cao thể hiện lực mua mạnh và một chỉ báo RSI thấp báo hiệu cho một lực bán mạnh. Khi đường RSI đạt một mức cao nhất định, thường là > 70, chỉ báo được coi là “quá mua” – hàm ý cho việc tần suất tăng giá quá cao sẽ cảnh bảo cho một nhịp tăng không bền vững, và giá có thể đảo chiều giảm có thể sớm xuất hiện. Ngược lại, khi RSI đạt một mức thấp nhất định, thường là < 30, chỉ báo được coi là “quá bán” – hàm ý cho việc tần suất giảm giá quá cao sẽ cảnh bảo cho một xu hướng giảm không bền vững, và giá có thể sắp đảo chiều tăng.

Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu có RSI đi vào vùng quá bán không đảm bảo rằng chúng sẽ tăng trở lại trong tương lai gần. Ví dụ dưới đây minh họa cho việc RSI nằm trong vùng quá bán trong một thời gian dài và giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm.

RSI duy trì trong vùng quá bán trong thời gian dài, nhưng cổ phiếu không có dấu hiệu đảo chiều
RSI duy trì trong vùng quá bán trong thời gian dài, nhưng cổ phiếu không có dấu hiệu đảo chiều

Vì vậy, khi bạn sử dụng các vùng quá mua hoặc quá bán để xác định điểm mua bán, các điểm mua tốt nhất sẽ xảy ra khi RSI tăng lên và xác nhận thoát khỏi vùng quá bán (quay về phía trên mức 30). Các điểm bán tốt nhất là lúc RSI giảm và xác nhận việc thoát khỏi vùng quá mua (quay về dưới mức 70). Chiến lược này sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường đi ngang (Sideway).

Các điểm mua và bán trong sideway
Các điểm mua và bán trong sideway

Đối với thị trường có xu hướng, việc tốt nhất bạn nên làm là giao dịch theo xu hướng và đừng cố gắng chống lại nó. Chẳng hạn khi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, bạn có thể tìm các điểm mua dựa theo vùng quá bán của RSI, nhưng không nên sử dụng các vùng quá mua cho các điểm bán. Bên cạnh đó, xác suất điểm mua thành công sẽ cao hơn nếu như giá đang ở một vùng hỗ trợ mạnh.

Điểm mua tốt trong xu hướng tăng
Điểm mua tốt trong xu hướng tăng
Điểm mua tốt trong xu hướng tăng
Điểm mua tốt trong xu hướng tăng

Giao dịch với phân kỳ RSI

Thông thường, giá cổ phiếu tăng sẽ phải đi kèm với “sự xác nhận” (confirmation) đến từ động lượng (RSI cũng phải tăng theo) và ngược lại, khi giá giảm, đường RSI cũng sẽ giảm đồng pha với nó. Tuy vậy, có một số trường hợp ngoại lệ, được gọi là phân kỳ.

RSI phân kỳ Âm

Trong ví dụ bên dưới, khi giá phá đỉnh và xác nhận xu hướng tăng, nhưng RSI lại thất bại trong việc tạo một đỉnh mới cao hơn, điều này thể hiện động lượng trong xu hướng tăng lần này thấp hơn lần tạo đỉnh trước đó, báo hiệu một xu hướng tăng không bền vững. Đó là dấu hiệu của RSI phân kỳ âm. Khi đó các nhà giao dịch có thể bắt đầu nghĩ tới việc chuẩn bị một lệnh bán.

RSI phân kỳ Âm, báo hiệu xu hướng tăng kết thúc
RSI phân kỳ Âm, báo hiệu xu hướng tăng kết thúc

RSI phân kỳ Dương

Chiều ngược lại, khi giá phá đáy và xác nhận xu hướng giảm, nhưng RSI không tạo đáy mới thấp hơn, chứng tỏ động lượng trong xu hướng giảm đã cạn kiệt và lực mua có thể sớm quay trở lại trong tương lai. Đó là dấu hiệu của RSI phân kỳ dương (Hay còn gọi là Hội tụ). Phân kỳ cũng được sử dụng trong trường hợp này để xác định điểm mua cổ phiếu.

RSI phân kỳ Dương, báo hiệu xu hướng giảm kết thúc
RSI phân kỳ Dương, báo hiệu xu hướng giảm kết thúc

Failure Swings

Đây là một cách phân tích rất hay của tác giả Wilder: khi RSI tiến vào vùng quá mua/quá bán, ông coi Failure Swings là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đảo chiều sắp xảy ra. Failure Swings có tính độc lập với hành động giá (Price Action), chỉ tập trung vào RSI để quan sát các tín hiệu và bỏ qua khái niệm phân kỳ.

Một Failure Swings xu hướng tăng (Bullish Failure Swing) gồm 4 giai đoạn:

  1. RSI rơi vào vùng Quá bán (RSI < 30).
  2. RSI tăng vượt trở lại trên ngưỡng 30.
  3. RSI giảm điều chỉnh nhưng không quay trở lại vùng Quá bán.
  4. RSI tăng phá vỡ mức đỉnh cũ gần nhất trước đó.
Ví dụ về Failure Swing xu hướng tăng (Bullish Failure Swing)
Ví dụ về Failure Swing xu hướng tăng (Bullish Failure Swing)

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, chỉ báo RSI đã rơi vào mức quá bán (1), sau đó, RSI tăng vượt qua ngưỡng 30 – quá bán (2) rồi giảm điều chỉnh nhưng không quay trở lại mức quá bán (3) trước khi bật tăng mạnh phá vỡ mức đỉnh vừa tạo trước đó (4).

Tương tự, một Failure Swings xu hướng giảm (Bearish Failure Swing) gồm 4 giai đoạn:

  1. RSI tăng lên vùng Quá mua (RSI > 70).
  2. RSI giảm cắt xuống ngưỡng 70.
  3. RSI tăng điều chỉnh nhưng không vượt lên vùng Quá mua.
  4. RSI sau đó giảm phá vỡ mức đáy cũ gần nhất trước đó.
Ví dụ về Failure Swing xu hướng giảm (Bearish Failure Swing)
Ví dụ về Failure Swing xu hướng giảm (Bearish Failure Swing)

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed