Chỉ báo tỷ lệ thay đổi giá (ROC) là gì
Price rate of Change (ROC) hay Tỷ lệ thay đổi của giá là một chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên động lượng của giá. Nó đo lường phần trăm thay đổi của giá, giữa giá hiện tại và giá tại một thời điểm xác định trong quá khứ (Ví dụ: Giá của 9 phiên trước đó so với giá hiện tại). Chỉ báo ROC sẽ dao động quanh điểm cân bằng là mức 0, khi chỉ báo di chuyển lên trên mức 0 (Vùng dương) thể hiện giá hiện tại tăng cao hơn so với giá trong quá khứ; ngược lại, khi chỉ báo di chuyển dưới mức 0 (Vùng âm) thể hiện giá hiện tại giảm thấp hơn so với giá trong quá khứ.
(Lưu ý: Giá trong quá khứ là mức giá được xác định bởi số phiên giao dịch trước đó so với phiên giao dịch hiện tại, số phiên giao dịch có thể tùy chỉnh theo quan điểm cá nhân của nhà đầu tư).
Chỉ báo có thể được sử dụng để phát hiện sự phân kỳ, các điều kiện mua quá mức và bán quá mức và giao cắt đường trung tâm.
Công thức tính chỉ báo ROC
Công thức tính tỷ giá của chỉ báo thay đổi là:
Bước chính trong việc tính toán ROC là chọn giá trị “n”. Giá trị của “n” được tính từ số phiên giao dịch hay khoảng thời gian trong quá khứ cho đến phiên giao dịch hiện tại. Các nhà giao dịch ngắn hạn có thể chọn “n” có giá trị nhỏ, chẳng hạn như 9 phiên giao dịch trước đó. Ngược lại, các nhà đầu tư dài hạn có thể chọn giá trị lớn hơn như 200 phiên. Các giá trị “n” nhỏ hơn sẽ khiến chỉ báo ROC phản ứng nhanh, nhảy cảm hơn với những thay đổi về giá, nhưng điều này cũng có nghĩa là chỉ báo sẽ đem đến nhiều tín hiệu sai hơn. Giá trị “n” cao hơn có nghĩa là ROC sẽ phản ứng chậm hơn, nhưng các tín hiệu xác nhận (Confirmation) có sự chuẩn xác hơn khi chúng xuất hiện.
- Chọn một giá trị của “n” – Số phiên giao dịch. Có thể là bất kỳ số nào như 9, 12, 25 hoặc 200. Các nhà giao dịch ngắn hạn thường sử dụng “n” có giá trị nhỏ hơn, trong khi các nhà đầu tư dài hạn sử dụng số lớn hơn.
- Xác định giá đóng cửa tại phiên giao dịch thời điểm hiện tại
- Xác định giá đóng cửa của “n” phiên giao dịch trước đó so với thời điểm hiện tại.
- Tính toán ROC theo công thức như trên:
ROC = [(Giá đóng cửa hiện tại – Giá đóng cửa “n” phiên trước đó)/ Giá đóng cửa hiện tại]*100%. - Với mỗi phiên giao dịch mới kết thúc, tính giá trị ROC mới.
Chỉ báo ROC cho bạn biết điều gì?
Tỷ lệ thay đổi giá (ROC) được phân loại là một chỉ báo về động lượng hoặc tốc độ, vì nó đo lường sức mạnh của động lượng giá thông qua tốc độ thay đổi. Ví dụ: nếu giá cổ phiếu vào cuối phiên giao dịch hôm nay là 10,000 VNĐ và giá đóng cửa của năm phiên giao dịch trước đó là 7,000 VNĐ, thì ROC trong 5 ngày sẽ là 42.85, cụ thể hơn, ROC sẽ được tính như sau:
[(10,000 − 7,000) ÷ 7,000] × 100 = 42.85
Giống với hầu hết các bộ chỉ báo động lượng, ROC xuất hiện trên biểu đồ trong một cửa sổ riêng bên dưới biểu đồ giá. ROC sử dụng giá trị 0 để làm đường trung tâm, phân biệt giữa các giá trị dương và âm. Giá trị dương biểu thị động lượng tăng của phe Bò (Động lực Mua). Ngược lại, giá trị âm thể hiện động lượng tăng của phe Gấu (Áp lực Bán). Tóm lại, việc giá trị của ROC tăng theo bất kỳ hướng nào, dương hoặc âm, thể hiện động lượng của xu hướng đang tăng; và nếu chỉ báo đảo ngược về 0 thể hiện động lượng giảm.
Sự giao nhau giữa đường ROC và đường giá trị 0 có thể được sử dụng để báo hiệu sự thay đổi trong xu hướng giá. Tùy thuộc vào giá trị “n” được sử dụng, ROC có thể cảnh báo tín hiệu sớm khi xu hướng giá thay đổi (giá trị n thấp); hoặc rất muộn (giá trị n cao). ROC dễ bị sốc, đặc biệt là xung quanh đường giá trị 0. Do đó, tín hiệu từ chỉ báo này thường không được sử dụng cho mục đích tìm điểm mua/ điểm bán mà chỉ đơn giản là để cảnh báo các nhà giao dịch rằng có thể có sự thay đổi trong xu hướng giá.
Bên cạnh đó, ROC có thể được sử dụng để xác định Vùng quá mua, Vùng quá bán. Tuy nhiên, không giống như RSI (Giới hạn biên độ 30 – 70 hoặc 20 – 80), ROC không có giới hạn biên độ cố định mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào tài sản và kinh nghiệm của nhà giao dịch. Các nhà giao dịch sử dụng ROC cần phải tự kiểm tra lại những dữ liệu trong quá khứ, để xem những giá trị ROC nào đã dẫn đến sự đảo chiều của xu hướng giá trong quá khứ. Các nhà giao dịch thường sẽ tìm thấy cả vùng giá trị dương và giá trị âm khi giá đảo chiều với tần suất đều đặn, từ đó xác định được biên trên và biên dưới của vùng quá mua và quá bán. Và khi ROC đạt đến mức này một lần nữa, các nhà giao dịch sẽ thận trọng hơn và theo dõi hành động giá để tìm kiếm cơ hội vào lệnh.
ROC cũng thường được sử dụng để xác định phân kỳ – hội tụ tương như RSI, MACD đã được đề cập trong các bài viết trước, báo hiệu sự đảo chiều trong xu hướng giá. Sự phân kỳ xảy ra khi giá của một cổ phiếu hoặc tài sản khác di chuyển theo một hướng trong khi ROC di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ: phân kỳ âm xảy ra nếu giá cổ phiếu tăng trong một khoảng thời gian nhất định trong khi ROC đang giảm dần, điều này báo hiệu xu hướng tăng hiện tại rất có thể sẽ đảo chiều. Ngược lại, phân kỳ dương (hay hội tụ) xảy ra nếu giá giảm nhưng ROC lại tăng cao hơn. Điều này có thể báo hiệu sự đảo chiều tăng giá. Nên lưu ý rằng, sự phân kỳ là một tín hiệu thể hiện sự “không xác nhận” cảnh báo cho các nhà giao dịch cần phải cẩn trọng; phân kỳ có thể tồn tại trong một thời gian dài và không phải lúc nào cũng dẫn đến sự đảo chiều của giá.
Sự khác biệt giữa chỉ báo ROC và chỉ báo Momemtum
Hai chỉ báo này rất giống nhau và sẽ cho kết quả tương tự nếu bạn sử dụng cùng một giá trị “n” cho mỗi chỉ báo. Sự khác biệt chính là “công thức tính”, ROC sẽ chia chênh lệch giữa giá hiện tại và giá tại “n” phiên trước đó với giá tại “n” phiên trước đó (Công thức chi tiết ở Phần đầu bài viết). Điều đó làm cho các giá trị của chỉ báo sẽ được thể hiện theo một tỷ lệ phần trăm. Thay vào đó, chỉ báo Momentum sẽ lấy giá hiện tại chia cho giá tại “n” phiên trước đó rồi nhân với 100. Cả hai chỉ báo đều sẽ đưa ra những “câu chuyện” giống nhau; tuy nhiên, bởi vì chúng có cách đọc hiểu hơi khác nhau, mỗi nhà giao dịch có thể thích cái này hơn cái kia một chút,
Những hạn chế khi sử dụng chỉ báo ROC
Một vấn đề tiềm ẩn với việc sử dụng chỉ báo ROC là công thức tính toán của nó sử dụng trọng số bằng nhau cho giá hiện tại và giá tại “n” phiên trước đó, mặc dù thực tế là một số nhà phân tích kỹ thuật tin rằng hành động giá sát với hiện tại sẽ quan trọng hơn trong việc phân tích và xác biến động giá trong tương lai.
Chỉ báo này cũng dễ bị sốc (bị nhiễu), đặc biệt là xung quanh Đường giá trị 0. Đó do khi giá đi ngang tích lũy (consolidates), biến động giá sẽ thu hẹp lại, dẫn đến chỉ báo di chuyển quanh mức 0 liên tục. Những khoảnh khắc như vậy có thể dẫn đến nhiều tín hiệu sai cho các giao dịch theo xu hướng, nhưng ngược lại, chúng lại giúp xác nhận thị trường đang trong xu hướng đi ngang và tích lũy.
Mặc dù chỉ báo ROC có thể được sử dụng cho các tín hiệu phân kỳ, nhưng các tín hiệu này thường xuất hiện quá sớm. Khi ROC bắt đầu đi ngược lại so với xu hướng giá, giá vẫn có thể sẽ tiếp tục chuyển động theo xu hướng hiện tại trong một thời gian nữa. Do đó, sự phân kỳ không nên đóng vai trò là tín hiệu để giao dịch, mà hãy sử dụng nó để xác nhận cho thiết lập giao dịch nếu có các tín hiệu đảo chiều khác từ các chỉ báo và phương pháp phân tích khác.
Kết luận
- Chỉ báo động lượng Tỷ lệ Thay đổi Giá (ROC) là một chỉ báo “không giới hạn” về động lượng (tức là giá trị của chỉ báo không có giới hạn biên độ chuyển động) được sử dụng trong Phân tích Kỹ thuật.
- ROC dương, tăng trên 0 thường xác nhận xu hướng tăng; trong khi ROC âm, giảm xuống dưới 0 cho thấy xu hướng giảm.
- Khi giá đi ngang tích lũy, ROC sẽ tiến gần về 0. Trong trường hợp này, điều quan trọng đối với các nhà giao dịch cần sử dụng thêm nhiều kỹ thuật và phương pháp khác để theo dõi xu hướng giá chung (giá đang trong sóng tăng hay giảm? Nằm trong xu hướng sơ cấp hay xu hướng trung cấp?), vì ROC sẽ cung cấp rất ít thông tin ngoài việc xác nhận việc giá hiện tại đang đi ngang.
Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng
Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.
Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.
Happy Trading !