Mục lục

Rủi ro trong giao dịch là gì? Hướng dẫn nền tảng về quản trị rủi ro trong giao dịch

Rủi ro trong giao dịch là gì? Hướng dẫn nền tảng về quản trị rủi ro trong giao dịch
Rủi ro trong giao dịch là gì? Hướng dẫn nền tảng về quản trị rủi ro trong giao dịch

Theo từ điển Oxford“Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.

Trong giao dịch, quản lý rủi ro là việc sử dụng các quy trình để kiểm soát, giảm thiểu và bảo vệ vốn kinh doanh khỏi những nguy cơ trên thị trường tài chính. Xác định các tham số rủi ro là bước đầu tiên trong việc quản lý tổn thất cả về quy mô và tần suất. Các công cụ chính trong quản lý rủi ro là định cỡ vị thế giao dịch, mức cắt lỗ và đa dạng hóa. Lý do chính mà các nhà giao dịch không có lợi nhuận là do các giao dịch thua lỗ lớn và các mức drawdown (sụp giảm tài khoản) lớn. Bước đầu tiên để giảm thiểu rủi ro là luôn giữ cho các khoản lỗ ở mức nhỏ và chấp nhận được.

Có rất nhiều cách thức mà rủi ro có thể được tạo ra

Rủi ro đầu tiên của một nhà giao dịch đó là: bất kỳ giao dịch riêng lẻ nào cũng có thể là một thất bại. Đây là rủi ro không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát số tiền tối đa mà bị mất trong hầu hết các tình huống thông qua việc xác định kích thước vị thế phù hợp và đặt lệnh dừng lỗ.

Rủi ro thị trường. Bạn có thể chọn một cổ phiếu tuyệt vời của một công ty có cơ bản tốt, nhưng nếu xu hướng của thị trường chung hiện tại đang là đi xuống, trong bối cảnh cổ phiếu một loại tài sản đang bị coi là kém hấp dẫn hơn vàng, coin hay các loại tài sản khác, thì xác suất cao là cổ phiếu của bạn cũng sẽ giảm giá bất kể giá trị cơ bản của nó vững chắc đến đâu. Thị trường con gấu khi đó giống như một cơn bão mạnh cuối cùng sẽ đánh chìm tất cả các con tàu mạnh mẽ nhất.

Rủi ro biến động thường xảy ra khi bạn lựa chọn giao dịch những cổ phiếu có độ biến động mạnh, thường có thể đo lường thông qua độ lệch chuẩn, hay hệ số Beta. Rủi ro biến động có thể khiến tác động đến tâm lý các nhà giao dịch, khiến bán cổ phiếu của mình quá sớm hoặc đơn giản là khiến hệ thống giao dịch trở nên không hiệu quả khi liên tục bị quét stop loss.

Rủi ro qua đêm xảy ra khi nhà giao dịch giữ một vị thế qua đêm, khi một tin tức gì đó bất ngờ có thể xảy ra khi thị trường đóng cửa. Điều này có thể nó có thể gây ra các khoảng trống giá (gap) lớn vào sáng hôm sau khi giao dịch mở cửa trở lại. Rủi ro qua đêm có thể được hạn chế khi bạn là một Day trader – đóng và mở các vị thế trong ngày. Tuy nhiên, điều này gần như không thể áp dụng với cổ phiếu cơ sở tại thị trường Việt Nam do hạn chế về giao dịch T+2.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi không có nhiều người mua hoặc người bán cho thị trường của bạn, dẫn đến việc bạn phải mua/bán cổ phiếu với mức chênh lệch giá cao nếu muốn thực hiện một khối lượng giao dịch lớn. Bạn có thể nhìn thấy sự chênh lệch bước giá rất lớn của cổ phiếu WCS (197 – 200) do yếu tố thanh khoản thấp, so với một côt phiếu có thanh khoản thuộc hàng khủng nhất thị trường như FLC.

Rủi ro trong giao dịch là gì? Hướng dẫn nền tảng về quản trị rủi ro trong giao dịch
Rủi ro trong giao dịch là gì Hướng dẫn nền tảng về quản trị rủi ro trong giao dịch

Rủi ro ký quỹ – hay còn gọi là rủi ro đòn bẩy, là khi một nhà giao dịch sử dụng các vị thế chứng khoán làm tài sản thế chấp và vay tiền từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu. Hầu hết các nhà môi giới, sau khi bạn đã thiết lập tài khoản ký quỹ, sẽ cho phép một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu và tăng thậm chí hơn gấp đôi quy mô sức mua tài khoản của họ. Với tiền ký quỹ, một nhà giao dịch có thể sử dụng tài khoản 100 triệu để mua lượng cổ phiếu trị giá 200 triệu, nếu cổ phiếu đó được công ty chứng khoán cấp hạn mức margin 50% (tìm hiểu kỹ hơn ở một bài viết khác của chúng tôi về tỷ lệ margin). Điểm mạnh của ký quỹ là một nhà giao dịch có thể kiếm được số lợi nhuận lớn hơn khi họ làm đúng đúng, nhưng rủi ro cũng cao hơn tương ứng nếu họ làm sai. 

Ngoài ra, một số rủi ro cơ bản khác đến từ yếu tố con người như đặt nhầm lệnh mua thành bán, đặt nhầm khối lượng, thậm chí là nhập sai tên cổ phiếu (bản thân tôi cũng đã từng mắc lỗi này). Kiểm tra kỹ các giao dịch trước khi đưa chúng vào thị trường là một khâu đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng.

Một trong những loại rủi ro khó chịu nhất là rủi ro công nghệ. Giao dịch với mọi thứ hoạt động bình thường vốn đã không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng một nhà giao dịch cũng có thể bị ngắt kết nối internet hoặc hệ thống giao dịch bị quá tải (chúng ta đã trải qua điều này đối với HOSE vào thời điểm đầu năm 2021, khi số lượng giao dịch tăng đột biến khiến hệ thống của Sở giao dịch bị nghẽn). Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong khi bạn đang giao dịch, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ.

Một trong những điều cơ bản sẽ quyết định sự thành công của một nhà giao dịch là khả năng quản lý rủi ro của họ tốt như thế nào. Dưới đây là một số quy tắc cần lưu ý để hạn chế các rủi ro cơ bản

Đa dạng hóa danh mục

Việc phân bổ danh mục với nhiều cổ phiếu, thuộc đa dạng các nhóm ngành và nhóm vốn hóa có thể giúp hạn chế rủi ro phi hệ thống, đồng thời tối ưu được lợi nhuận trong các giai đoạn thị trường không ổn định.

Phòng hộ rủi ro (hedging)

Đây là phương pháp hạn chế rủi ro cho danh mục cổ phiếu cơ sở thông qua chứng khoán phái sinh. Chẳng hạn, bạn có thể giảm thiểu rủi ro cho danh mục này bằng việc Short hợp đồng tương lai VN30F, khi nhận thấy thị trường chung có dấu hiệu điều chỉnh mạnh và có thể đảo chiều giảm. Phần lợi nhuận từ việc short hợp đồng tương lai sẽ bù đắp cho khoản thua lỗ của danh mục cổ phiếu cơ sở, tất nhiên với một tỷ lệ khối lượng tương đương.

Đặt cắt lỗ (stop loss)

Đây là điều tiên quyết trong mọi giao dịch của bạn, một lệnh giao dịch luôn luôn phải đi kèm với một mức cắt lỗ. Nếu giá cổ phiếu tụt dốc, chắc chắn bạn sẽ không thể cố đấm ăn xôi mà đặt ra kỳ vọng giá sẽ đảo chiều, bởi điều này sẽ làm bạn thua lỗ nhiều hơn (một số trở thành nhà đầu tư giá trị bất đắc dĩ). Hãy đặt ra một mức dừng lỗ hợp lý theo mức giảm giá – 5% 7% hoặc 10%, hay tại một vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng (chi tiết hãy đọc phần Phân tích kỹ thuật).

Tính toán khối lượng giao dịch hợp lý

Chúng ta có một bài toán đơn giản như sau: giả sử cổ phiếu bạn muốn mua đang có giá 50,000 đồng, và bạn xác định mức cắt lỗ là 45,000 đồng, tức là 5,000 đồng/cổ phiếu. Nếu bạn mua 1,000 cổ phiếu, mức cắt lỗ 5 triệu đồng có lẽ sẽ không quá lớn, nhưng nếu bạn mua 20,000 cổ phiếu, mức cắt lỗ 100 triệu đồng sẽ là một con số không quá nhiều người có thể chấp nhận. Vì vậy bạn cần quy tắc này. Hãy đặt ra hạn mức rủi ro cho 1 lệnh theo tỷ lệ tài khoản, chẳng hạn 2% hay 5% tài khoản, và xác định mức cắt lỗ, từ đó bạn sẽ tính được khối lượng giao dịch tối đa mà bạn cho phép. Chẳng hạn, với một tài khoản 1 tỷ đồng và hạn mức rủi ro cho 1 lệnh là 5% tài khoản, tức là 50 triệu đồng, thì bạn sẽ chỉ nên mua tối đa 10,000 cổ phiếu nói trên.

Không giao dịch với chiến lược không rõ ràng

Nếu bạn là một nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật với nhiều chỉ báo xác nhận lẫn nhau, tại một thời điểm khi đường MA cho bạn tín hiệu mua nhưng Stochastic cho bạn tín hiệu bán, thì đây là một setup không rõ ràng. Trong trường hợp này, điều tốt hơn là bạn không nên vào lệnh.

Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những bài viết chuyên sâu hơn về chủ đề thú vị liên quan đến quản trị rủi ro trong giao dịch.

Happy trading!

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed