Mục lục

Khối lượng hợp đồng mở (Open Interest) là gì?

Khối lượng hợp đồng mở (Open Interest) là gì?
Khối lượng hợp đồng mở (Open Interest) là gì?

Khối lượng mở (Open Interest) là gì?

Khối lượng mở (open interest – OI) là tổng vị thế mua/bán trên đang treo thị trường. Đây là khái niệm thường được sử dụng thay thế cho khái niệm khối lượng (volume) được sử dụng trên thị trường phái sinh (futures và option).

Khi một nhà giao dịch mở vị thế mua, luôn có một nhà giao dịch khác mở vị thế bán đối ứng và ngược lại. Do đó, tổng vị thế mua trên thị trường luôn bằng với tổng vị thế bán, và con số này được gọi là khối lượng mở.

Khối lượng mở của một hợp đồng tương lai là một con số được hiển thị công khai trên các dữ liệu thị trường, đối với thị trường Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy số liệu này trên các bảng giá chứng khoán phái sinh.

Khối lượng hợp đồng mở (Open Interest) là gì?
Hiểu đúng về khối lượng mở (Open Interest)

Tính toán khối lượng mở như thế nào?

Trường hợp 1. Người mua mới gặp người bán mới

Hãy bắt đầu từ thời điểm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (HĐTL VN30) mới được phát hành, khi đó chưa có nhà giao dịch nào có vị thế. Giả sử, một nhà giao dịch A đặt lệnh mua 10 HĐTL VN30, cùng với đó nhà giao dịch B cũng đặt lệnh bán 10 HĐTL VN30 tương ứng để khớp với lệnh mua của nhà giao dịch A. Khi đó, A có vị thế mua 10 hợp đồng và B có vị thế bán 10 hợp đồng. Tổng vị thế mỗi bên mua/bán trên thị trường hiện tại là 10 hợp đồng, đồng nghĩa với khối lượng mở – open interest hiện tại là 10.

Nhà giao dịchMuaBánVị thế
A (mới)+10+10
B (mới)-10-10
Tổng khối lượng mở tăng lên 10 HĐ

Trường hợp 2. Người mua mới gặp người bán cũ

Sang ngày thứ 2, một nhà giao dịch C mới tham gia bắt đầu đặt lệnh mua 6 hợp đồng, và đối ứng với lệnh mua này là lệnh bán 6 hợp đồng của nhà giao dịch A. Khi đó, vị thế trên thị trường của các nhà đầu tư sẽ thay đổi như sau:

Nhà giao dịchMuaBánVị thế
A (cũ)+10-6+4
B (cũ)-10-10
C (mới)+6+6
Tổng khối lượng mở không đổi = 10 HĐ

Bạn có thể thấy, khối lượng mở lúc này không đổi ở mức 10 HĐ, do việc mở mới các vị thế của nhà giao C được đối ứng với vị thế đóng bớt của nhà đầu tư A cũ.

Trường hợp 3. Người mua cũ gặp người bán mới

Sang ngày thứ 3, nhà giao dịch B đặt lệnh mua 5 hợp đồng, đối ứng với đó, một nhà giao dịch D mới tham gia đặt lệnh bán 5 hợp đồng. Do nhà giao dịch B đã có vị thế bán 16 hợp đồng, nên lệnh mua 5 hợp đồng này sẽ làm đóng bớt 5 vị thế bán trước đó, làm giảm vị thế của nhà giao dịch B chỉ còn là -11.

Lúc này, vị thế và khối lượng mở (open interest) sẽ thay đổi như sau:

Nhà giao dịchMuaBánVị thế
A (cũ)+10-6+4
B (cũ)+5-10-5
C (cũ)+6+6
D (mới)-5-5
Tổng OI không đổi do bù trừ giữa nhà giao dịch B và D

Trường hợp 4. Người mua cũ gặp người bán cũ

Đến đây, bạn có thể tự suy luận cho trường hợp tiếp theo, nếu nhà giao dịch B cũ muốn mua 5 hợp đồng, và khớp với 5 hợp đồng bán của nhà giao dịch C (cũng cũ) thì điều gì sẽ xảy ra? Số lượng hợp đồng mở lúc này giảm về 5 so các nhà đầu tư cũ đều đóng bớt vị thế của mình.

Nhà giao dịchMuaBánVị thế
A (cũ)+10-6+4
B (cũ)+5 +5-100
C (cũ)+6-5+1
D (cũ)-5-5
OI giảm về mức 5 HĐ

Như vậy, chúng ta đã hình dung được cách thức làm tăng giảm số lượng hợp đồng mở khi xuất hiện giao dịch giữa các nhà giao dịch mới, hoặc nhà giao dịch mới với các nhà giao dịch cũ đã có vị thế trước đó.

Người muaNgười bánThay đổi OI
MớiMớiTăng lên
MớiKhông đổi
MớiKhông đổi
Giảm đi
04 trường hợp cơ bản ảnh hướng tới OI

Khối lượng mở có ý nghĩa gì trong giao dịch cổ phiếu?

Trước khi đưa ra các dự đoán, trước tiên chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau: khối lượng (volume) và khối lượng mở (open interest). Khối lượng (volume) thể hiện tổng số đơn vị (cổ phiếu, hợp đồng) được giao khớp lệnh trong một phiên hoặc một khoảng thời giao dịch cụ thể, thường được dùng để đo lường mức độ thanh khoản của thị trường. Ở các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng việc khớp lệnh giữa 2 bên mua bán làm tăng khối lượng giao dịch, nhưng có thể không làm tăng số lượng hợp đồng mở.

Việc kết hợp quan sát biến động của cả volume và open interest cho chúng ta một cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về xu hướng thị trường hiện tại. Ví dụ:

Khối lượng – VolumeKhối lượng mở – OIÝ nghĩa
TăngTăngXu hướng giá hiện tại được xác nhận
TăngGiảmMức độ quan tâm của nhà đầu tư đang giảm.
GiảmTăngThị trường đang ở giai đoạn tích lũy / phân phối.
GiảmGiảmXu hướng giá hiện tại có rủi ro đảo chiều.
OI và volume

Hãy lưu ý rằng, bản thân khối lượng mở chỉ cho bạn thông tin về kỳ vọng và cách hành xử của các nhà giao dịch trên thị trường, nhưng không có ý nghĩa dự báo xu hướng tiếp theo của giá.

Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật – CMT Ứng Dụng

Khóa học được Green Chart thiết kế nhằm mục đích giúp học viên hiểu và ứng dụng những kiến thức phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn CMT vào thực tế phân tích và giao dịch trên thị trường tài chính. Nội dung khóa học bao gồm 08 buổi học với kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp cho các nhà giao dịch mới bắt đầu hoặc có mong muốn tìm hiểu về phân tích kỹ thuật. Học viên sau khi tốt nghiệp cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình tự ôn thi chứng chỉ CMT Level 1+2 nếu có nhu cầu.

Tham khảo thêm về khóa học Tại đây.

Happy trading !

Nullam quis risus eget urna mollis ornare vel eu leo. Aenean lacinia bibendum nulla sed